Bài viết này của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, cựu trưởng khoa Tài Chính – Đại học Kinh tế TPHCM (UEH). Thầy Bảo là một chuyên gia kinh tế có uy tín tại Việt Nam.
Mấy hôm nay đọc các bài báo cố gắng phân tích và chứng minh rằng đồng tiền kỹ thuật số #Pi là một dự án lừa đảo thì tôi chưa thấy có lập luận hay cơ sở nào đủ mạnh và thuyết phục để làm được điều đó. Suy cho cùng cũng hệt như cái cách mà trước đây người ta bày tỏ sự hoài nghi về #Bitcoin.
ĐỌC THÊM: GIỚI THIỆU PI NETWORK - ĐƯA TIỀN ĐIỆN TỬ ĐẾN VỚI CỘNG ĐỒNG
Thật ra kể cũng đã khá lâu tôi không quan tâm đến Bitcoin nữa, từ lúc nó có giá đâu đó khoảng năm hay sáu ngàn đôla Mỹ một coin. Tôi cũng đã bỏ công nghiên cứu, viết bài, thảo luận về coin. Thậm chí đã có lúc suýt hùn hạp với bạn bè nhập máy về đào. Suy cho cùng, tôi thấy rằng kiến thức của chúng ta quả là hạn hẹp trước một biển cả thông tin. Những cái chúng ta biết hầu như dừng lại ở giả định, trong khi mọi câu trả lời đều nằm ở thì tương lai. Cách tốt nhất là trả lại cho thị trường, ai mua ai bán, thị trường sẽ giải quyết điều đó tốt hơn bất kỳ chế định nào. Ngược lại, không có bất kỳ ai có thể làm thay được thị trường, kể cả các Chính phủ.
Quay lại chuyện đồng Pi có lừa đảo hay không thì nếu so sánh với chuyện mấy trăm năm trước, lúc tiền pháp định (tiền giấy) đang phôi thai và chuẩn bị ra đời để thay thế tiền giá trị. Nếu lúc đó có người cũng mang một tờ biên nhận đến mua hàng và nói với người bán rằng anh hãy chấp nhận tờ giấy này vì nó được bảo chứng bởi một lượng vàng được gửi trong kho của nơi phát hành biên nhận! Thì lúc đó chắc anh ta cũng bị đuổi đánh vì tội lừa đảo, cầm tờ giấy lộn mà nói đó là vàng!
Thời đó, ai nói tiền giấy là hình thái tiền tệ của tương lai chắc bị nhốt vào nhà thương điên! Chúng ta lấy hiểu biết ở dạng tĩnh ở hiện tại, để bình phẩm và dự đoán cho những xu hướng của tương lai thì e rằng không phù hợp. Nếu chúng ta từ chối nó và các hình thức tương tự thì cơ hội chắc chắn là bằng 0. Nếu chúng ta chấp nhận thử thì xác suất cơ hội sẽ khác 0.
Đương nhiên có người nói đến việc phải chia sẻ thông tin hay bị mất dữ liệu. Thế thì chả phải bấy lâu nay chúng ta đã tự nguyện hiến dâng ảnh chân dung cho Face ID của các thiết bị thông minh có kết nối internet, cung cấp kho dữ liệu lớn tuyệt vời cho các AI sinh trắc học. Các thông tin đăng ký, đăng nhập online của chúng ta cũng đã chứa quá đủ các thông tin cá nhân. Ngay cả khi bạn điền thông tin khám sức khoẻ, hồ sơ bảo hiểm, rồi hàng trăm các thứ giấy tờ điện tử khác thì bạn đã cung cấp thông tin rồi.
Lẽ tất nhiên là chúng ta đang sống trong thời kỳ “đồ số” chứ không phải thời kỳ “đồ giấy”. Chúng ta nếu quyết định bảo mật tối đa thì chắc chắn phải từ chối Facebook, Twitter, Zalo, Viber, Whatsapp, v.v… và hàng trăm các ứng dụng công nghệ khác. Chúng ta cũng không sử dụng Grab, ví điện tử và cũng chấp nhận ko sử dụng Tiki hay Lazada. Chúng ta chọn sống một cuộc sống cực kỳ bảo mật nhưng bức bối của những thập niện 90? Hay chọn lựa sự thoải mái và phập phồng lo sợ trong khái niệm bảo mật mơ hồ?
Nhưng điều quan trọng là chúng ta phụ thuộc vào hệ thống. Bạn sẽ đi làm, sinh hoạt, nói chuyện và thậm chí tán tỉnh người yêu như thế nào khi bạn ko có Face, Zalo, ko Grab mà cũng chẳng thương mại điện tử. Đương nhiên sẽ có một vài chính trị gia hay doanh nhân hàng đầu, xin nhấn mạnh là TOP, họ chọn cách sống ẩn dật với kỷ nguyên số. Bởi vì, hệ thống phụ thuộc vào họ. Và ít ra cho tới lúc này họ vẫn đang điều hành tốt hệ thống và hệ thống vẫn cần họ nên chấp nhận lối sống ẩn dật đó. Còn bạn, bạn là ai trong kỷ nguyên số?
Cuối cùng, những nội dung trên là quan điểm cá nhân của tôi, nó không chính thức và không phải quan điểm của vị trí công việc hay tổ chức của tôi. Nên xin các bạn phóng viên nếu có vô tình đọc được thì biết cho vui chứ đừng trích dẫn!
ĐÀO PI CÙNG TÚ VỚI MÃ GIỚI THIỆU: hohoangtu2020
Từ khóa tìm nhiều: tiền pi, pi, pi network
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.