TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Thursday, March 30, 2023

MAINNET LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG KHI CÓ MAINNET.

 


Mainnet là thuật ngữ kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong thế giới tiền điện tử để biểu thị các mạng blockchain sở hữu các chức năng quan trọng.

Trong thời gian Testnet và chào đón Mainnet chúng ta cùng tìm hiểu xem Mainnet thực chất là gì mà rất nhiều người hiểu biết về Blockchain hay nói tới và cộng đồng Pi Network nói riêng đang nóng lòng chờ đợi nhé.

Đây cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền kỹ thuật số trên thị trường. Nếu không hiểu về Mainnet, thật khó để bạn đưa ra những quyết định mua bán chính xác trong một thị trường biến động rất lớn như Cryptocurrency.

Như bạn đã biết, các coin hoạt động trên một nền tảng blockchain gồm rất nhiều block dữ liệu để ghi lại toàn bộ các giao dịch. Tất cả các block được liên kết lại với nhau tạo thành một chuỗi thống nhất gọi là mạng lưới hay network.

Network này cho phép ta truy xuất lại mọi giao dịch từ khi hình thành cho đến giao dịch mới nhất. Đồng thời trên network cũng ghi nhận số dư tài khoản của các ví cho đến thời điểm hiện tại.

Một số coin có ứng dụng cao như Bitcoin và Ethereum sinh ra nhu cầu dùng thử của người dùng, vì vậy người ta sinh ra thêm Testnet, chạy song song cùng với Mainnet.

Mainnet là gì?

Mainnet hay còn gọi là mạng chính thức. Trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số người ta dùng 2 mạng lưới khác nhau một là Mainnet (mạng chính thức) và một là Testnet (mạng thử nghiệm). Hai mạng lưới này hoạt động giống nhau và cùng sử dụng chung một phần mềm chỉ khác ở chỗ là có tuỳ chọn khi chạy phần mềm khác nhau. Mainnet kết nối các phần mềm ví với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường, còn Testnet để các lập trình viên thử nghiệm viết phần mềm, kiểm tra lỗi và thử nghiệm các tính năng của các phần mềm.



Tầm quan trọng của Mainnet

Khi bạn nghe được thông tin mainnet của một dự án tiền mã hóa, nó như là một cái gì đó quan trọng, mang tính sự kiện. Mainnet phục vụ nhiều chức năng quan trọng bao gồm:

Bằng chứng phát triển

Mainnet là một bằng chứng mà có thể kiểm chứng được công khai rằng dự án đã phát triển một blockchain hoạt động độc lập, nơi các giao dịch thực tế có thể diễn ra. Việc sở hữu một mainnet là một dấu hiệu cho thấy dự án đang thực sự hoạt động và đang trong tiến trình kỹ thuật, đóng vai trò là một bằng chứng hoạt động cho thấy dự án đang thực hiện tốt tầm nhìn của họ.

Ngoài ra, một mainnet trực tiếp sẽ có thể thử nghiệm các chức năng của blockchain, người dùng có thể tham gia vào mạng bất kỳ lúc nào và nếu có trục trặc xảy ra thì đều ảnh hưởng đến hoạt động bên trong của blockchain. Do đó, việc khởi chạy mainnet cần một lượng tài nguyên và phát triển đáng kể về mặt kỹ thuật để đảm bảo mạng hoạt động bình thường.

Năng lực và độ uy tín

Một dự án sở hữu mainnet, blockchain riêng có uy tín và độ tin cậy hơn một dự án vẫn đang chạy trên nền tảng của blockchain khác (chẳng hạn như blockchain của ethereum, Tron…).



Vì mainnet là một giao thức thực tế, tất cả các giao dịch đều hoạt động và người dùng có thể giao dịch với nhau bằng các đồng tiền gốc của blockchain. Mọi người dùng trong cộng đồng có thể chọn trở thành một nút trong mạng bằng cách tải xuống phần mềm giao thức. Giả sử rằng blockchain có nguồn mở và miễn phí cho mọi người tham gia, các mã cơ bản của blockchain sẽ hiển thị công khai và bất kỳ vấn đề nào xảy ra cũng có thể được phát hiện bởi cộng đồng.

Một dự án tiền điện tử mà không có mạng chính (mainnet), hoặc tiến độ ra mắt mainnet quá chậm so với dự kiến, dự án đó hoàn toàn mới chỉ là khái niệm hoặc ‘lý thuyết’, không có sản phẩm hoạt động để người tham gia thử nghiệm. Do đó, đây là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng cần hiểu khi đánh giá một dự án ICO, việc đánh giá các dự án mà không có mainnet hay thậm chí là testnet sẽ khó hơn nhiều.

Tú Ú Chia Sẻ

Hotline: 0936.227.051

ĐÀO PI CÙNG TÚ VỚI MÃ GIỚI THIỆU: hohoangtu2020

Từ khóa tìm nhiều: tiền pi, pi, pi network

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results