I. CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) HIỆN NAY
1. Khái niệm TMĐT Thương mại điện tử (e-commerce) là bao gồm tất cả các thị trường trực tuyến giúp kết nối người mua với người bán thông qua mạng Internet – môi trường xử lý các giao dịch điện tử. Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân/doanh nghiệp mang tính điện tử, chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.”
2. Phân loại mô hình TMĐT Có 6 loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử chính, đó là:
2.1 Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Ví dụ: Alibaba, EC21,…
2.2 Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C), ví dụ Amazon, Tiki, Taobao, các doanh nghiệp bán hàng trên website,…
2.3 Người tiêu dùng với Người tiêu dùng (C2C), ví dụ bán hàng online trên Facebook, Zalo
2.4 Người tiêu dùng – Doanh nghiệp (C2B)
2.5 Doanh nghiệp với Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2B2C), VD: Lazada, Tiki, Shopee…
2.6 Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G),
3. Các hình thức thanh toán của các mô hình này
3.1 Bán hàng trong nước: Được thực hiện nhanh-gọn thông qua chuyển khoản, thẻ tín dụng, ví điện tử.
3.2 Bán hàng xuyên biên giới – B2C: Hiện nay ai cũng có thể mua hàng từ Amazon, ebay, taobao, Aliexpress,… và thanh toán qua thẻ tín dụng, Paypay,… Việc thanh toán diễn ra nhanh chóng. – B2B: có thêm hình thức Thanh toán Xuất nhập khẩu qua ngân hàng ( T/T, L/C).
4. Nhược điểm của TMĐT truyền thống – Việc bán hàng xuyên biên giới đối với B2B thanh toán chậm vì thông qua hệ thống SWIFT mất nhiều ngày làm việc. – Những người nghèo, những nước kém phát triển nơi người dân không có tài khoản ngân hàng hoặc có tài khoản nhưng không có tiền trong tài khoản, họ chưa tiếp cận được thương mại điện tử toàn cầu. – Các trung gian thanh toán gồm ngân hàng, các tổ chức thẻ quốc tế như Visacard, Mastercard, Paypal,… thu phí giao dịch/ phí chuyển đổi ngoại tệ/ lãi suất tương đối cao. – Rủi ro bị hack thông tin thẻ tín dụng, mất thẻ tín dụng. – Rủi ro gian lận thương mại đến từ bên bán như giao hàng không đúng chất lượng, không giao hàng.
II. NỀN TẢNG PI NETWORK
1. Định hướng của PCT
1.1 Phát triển mô hình TMĐT trên blockchain đầu tiên trên thế giới – Sách trắng Pi nói rằng Pi sẽ hướng đến mô hình P2P (peer-to-peer), một mô hình giao dịch trực tiếp ngang hàng và loại bỏ bên trung gian (bao gồm ngân hàng- với vai trò thanh toán). Nghĩa là Pi sẽ làm được tất cả các mô hình trên. Nhưng hiện tại ta chỉ thấy mô hình C2C đang được triển khai mạnh mẽ bởi Pioneer và trong thời gian tới mô hình B2C sẽ được triển khai khi HST trên D=app được mở bán (VD Pichainmall). – Sau này hình thành được tỷ giá ổn định hoặc khi đến một giai đoạn phát triển nhất định, Pi sẽ liên kết, tích hợp với các cổng thanh toán của ngân hàng, các công ty thẻ tín dụng để làm cầu nối giữa TMĐT truyền thống và TMĐT blockchain Pi.
1.2 Vừa là một nền tảng TMĐT, vừa là một đồng tiền mã hóa được nhiều người sử dụng nhất – Nếu Pi không tạo ra giá trị gia tăng của một nền kinh tế 4.0 thì nó sẽ chỉ là tài sản đầu cơ giống như bitcoin và hàng ngàn đồng crypto khác (chỉ là canh bạc pump & dump). – Với chức năng KYC, Pi sẽ nhận được sự ủng hộ của chính phủ các nước, và dần dần Pi trở thành đồng tiền mã hóa hợp pháp trên toàn cầu.
2. Phân tích ma trận SWOT:
2.1 Điểm mạnh của nền tảng Blockchain Pi so với các nền tảng hiện có – Với mạng lưới Pioneer rộng khắp thế giới, từ đó Pioneer có thể trao đổi hàng hóa- dịch vụ với tất cả các nơi trên thế giới. – Với sức mạnh công nghệ sổ cái phân tán và Hợp đồng thông minh của blockchain, gian lận thương mại sẽ bị triệt tiêu khi bạn mua hàng trên D-app. – Tốc độ nhanh, phí thấp là những ưu điểm hơn so với việc thanh toán xuyên biên giới qua hệ thống SWIFT. – Pioneer đào được Pi (tiền) để mua sắm, ở TMĐT truyền thống thì phải dùng tiền fiat để mua sắm chứ không được ai “tặng” tiền. – Với duy nhất 1 đồng Pi có thể mua sắm ở bất cứ đâu trên thế giới. Trong trường hợp bạn đi du lịch
2.2 Điểm yếu: – Mô hình này quá mới mẻ với đại đa số mọi người vì để hiểu được hết về Pi phải có kiến thức sâu về nhiều mặt chứ không chỉ đơn thuần về kỹ thuật. Đó là những kiến thức về kinh tế, tài chính, thương mại điện tử, mà không phải Pioneer nào cũng có thể trang bị được, vì thế đội quân antiPi khá đông nhưng dần dần họ cũng sẽ hiểu hơn về giá trị của Pi mang lại cho cuộc sống trên toàn thế giới. – PCT âm thầm làm chứ không hề tổ chức PR mạnh mẽ như các dự án khác trên các phương tiện truyền thông.
2.3 Cơ hội – Nếu Pi thu hút được một lượng lớn Pioneer (~ 1 tỷ người) thì tỷ lệ thành công của dự án là 100%. – Pi đã được Chính phủ Mỹ cấp phép hoạt động, nên sự ủng hộ từ Mỹ là điều chắc chắn. – 40tr Pioneer trên toàn cầu, dẫn đầu là Trung Quốc mang lại cơ hội thành công lớn cho Pi Network. CP Trung Quốc sẽ không cấm đoán Pi, vì làm như thế là tự bỏ đi miếng bánh của mình.
2.4 Đe dọa – Nếu Mỹ và TQ cùng nhau đồng loạt chống lại dự án Pi thì sụp đổ là điều chắc chắn (theo tác giả thì điều này không thể xảy ra). – Thời gian đầu những kẻ ăn xổi sẽ muốn xả Pi, vì thế tạo điều kiện cho bọn cá mập trader gom Pi, làm ảnh hưởng đến giá Pi. Tôi nghĩ PCT họ cũng đã lường tính hết việc này và việc xử lý những vi phạm quy định là việc sớm muộn.
III. KẾT LUẬN
Tôi viết bài này để mọi người có cái nhìn đúng đắn về dự án và vẫn là lời khuyên cũ: – Trau dồi kiến thức và lan tỏa đến mọi người – Đừng đi ngược lại với quy định mà PCT cấm không được làm: Không mua -bán Pi bằng fiat Không thu phí dịch vụ (trung gian thu phí là vi phạm) Không thu thập dữ liệu
MBA Dương Hiển Dũng.
XEM THÊM: HỆ SINH THÁI PI NETWORK CÓ NHỮNG GÌ ?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.