Kiểm tra thông tin tên miền, hay WHOIS, là công việc thường xuyên phải làm với những bạn có sở hữu hoặc có nhu cầu mua bán tên miền. Trong số rất nhiều công cụ tra cứu hiện nay, Who.is là một cái tên rất hay ai cũng nên biết.
Who.is là công cụ tra cứu thông tin tên miền được mình sử dụng từ rất lâu rồi, nhưng chắc sẽ có nhiều bạn chưa biết nên mình sẽ viết một bài giới thiệu thông tin chi tiết.
Những ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng Who.is:
1. Thông tin Whois được cập nhật nhanh nhất
Dữ liệu Whois ít khi được cập nhật, do đó hầu hết các công cụ Whois tên miền thường cache thông tin và sử dụng lại khi có truy vấn. Vì lí do này nên đôi khi, dù bạn đã update thông tin tên miền được một thời gian nhưng khi Whois lại vẫn hiện ra thông tin cũ từ cách đây lâu rồi.
Đặc điểm nổi trội của Who.is để mình sử dụng công cụ này lâu dài đó là thông tin trả về luôn là mới nhất. Khi kiểm tra kết quả thấy có thay đổi, Who.is sẽ tự động refresh lại trang hoặc hiện link cho các bạn chủ động refresh như hình bên dưới:
Nếu không muốn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười khi Whois tên miền, hãy sử dụng Who.is nhé.
Một giải pháp khác để có dữ liệu Whois mới nhất đó là request thẳng đến ICANN, tổ chức quản lý tất cả các loại tên miền trên thế giới: https://whois.icann.org/
2. Không giới hạn số lượng truy vấn
Who.is không giới hạn số lượng truy vấn mỗi ngày, hoặc là do mình chưa từng tới limit của họ. Ngoài ra, Who.is cũng không yêu cầu nhập Captcha hay xác nhận không phải robot như những tool khác.
Điều này giúp người dùng thao tác thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian hơn, đỡ bực hơn khi cần tra cứu thông tin.
3. Xem thông tin DNS Record
Đây cũng lại là một tính năng hữu ích mà rất ít công cụ có hỗ trợ, đó là xem thông tin record DNS của tên miền.
Tất nhiên, do là bên thứ ba request các record nên không thể chính xác 100% như bạn cấu hình trong trang quản lý tên miền được, nhưng dữ liệu trả về với mình khá đầy đủ, sử dụng ổn.
Khi quản lý blog Canhme.com, có rất nhiều bạn comment loay hoay mãi không trỏ được tên miền về Hosting/Server, hoặc trỏ mà nó không chạy, chạy chập chờn. Nguyên nhân nhiều khi rất đơn giản, chỉ với một thao tác đơn giản Whois tên miền với Who.is, click tab DNS Records là mình có thể biết được ngay vấn đề nằm ở đâu rồi.
Nhược điểm là thỉnh thoảng dịch vụ DNS Record của Who.is ngừng hoạt động, không thể xem được thông tin.
4. Bookmarklet
Cái này do mình tự code, nó là một link trên thanh Bookmark của trình duyệt, khi bạn click vào sẽ mở ra một tab mới và hiển thị thông tin Whois từ Who.is của tên miền trong tab hiện tại.
Mình sử dụng Bookmarklet thường xuyên, vì nó rất tiết kiệm thời gian, nay nhân tiện có bài viết này nên share cho các bạn dùng luôn. Chỉ cần nhấn chuột phải vào thanh bookmark, chọn Add Page…
Trong phần khai báo thông tin, Name bạn nhập Who.is, URL điền đoạn code bên dưới vào.javascript:(function(){var a=window,b=document,c=encodeURIComponent,d=a.open('https://who.is/whois/'+c(b.location.hostname)+'');a.setTimeout(function(){d.focus()},300)})();
Cuối cùng nhấn nút Save để lưu lại thông tin.
Bên trên là những chia sẻ của mình khi sử dụng Who.is, còn bạn thì sao, hay sử dụng công cụ Whois nào, có gì hấp dẫn? Hãy chia sẻ thêm bằng cách để lại comment bên dưới nhé.
Truy cập vào Who.is tại đây.
Who.is là công cụ tra cứu thông tin tên miền được mình sử dụng từ rất lâu rồi, nhưng chắc sẽ có nhiều bạn chưa biết nên mình sẽ viết một bài giới thiệu thông tin chi tiết.
Những ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng Who.is:
1. Thông tin Whois được cập nhật nhanh nhất
Dữ liệu Whois ít khi được cập nhật, do đó hầu hết các công cụ Whois tên miền thường cache thông tin và sử dụng lại khi có truy vấn. Vì lí do này nên đôi khi, dù bạn đã update thông tin tên miền được một thời gian nhưng khi Whois lại vẫn hiện ra thông tin cũ từ cách đây lâu rồi.
Đặc điểm nổi trội của Who.is để mình sử dụng công cụ này lâu dài đó là thông tin trả về luôn là mới nhất. Khi kiểm tra kết quả thấy có thay đổi, Who.is sẽ tự động refresh lại trang hoặc hiện link cho các bạn chủ động refresh như hình bên dưới:
Nếu không muốn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười khi Whois tên miền, hãy sử dụng Who.is nhé.
Một giải pháp khác để có dữ liệu Whois mới nhất đó là request thẳng đến ICANN, tổ chức quản lý tất cả các loại tên miền trên thế giới: https://whois.icann.org/
2. Không giới hạn số lượng truy vấn
Who.is không giới hạn số lượng truy vấn mỗi ngày, hoặc là do mình chưa từng tới limit của họ. Ngoài ra, Who.is cũng không yêu cầu nhập Captcha hay xác nhận không phải robot như những tool khác.
Điều này giúp người dùng thao tác thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian hơn, đỡ bực hơn khi cần tra cứu thông tin.
3. Xem thông tin DNS Record
Đây cũng lại là một tính năng hữu ích mà rất ít công cụ có hỗ trợ, đó là xem thông tin record DNS của tên miền.
Tất nhiên, do là bên thứ ba request các record nên không thể chính xác 100% như bạn cấu hình trong trang quản lý tên miền được, nhưng dữ liệu trả về với mình khá đầy đủ, sử dụng ổn.
Khi quản lý blog Canhme.com, có rất nhiều bạn comment loay hoay mãi không trỏ được tên miền về Hosting/Server, hoặc trỏ mà nó không chạy, chạy chập chờn. Nguyên nhân nhiều khi rất đơn giản, chỉ với một thao tác đơn giản Whois tên miền với Who.is, click tab DNS Records là mình có thể biết được ngay vấn đề nằm ở đâu rồi.
Nhược điểm là thỉnh thoảng dịch vụ DNS Record của Who.is ngừng hoạt động, không thể xem được thông tin.
4. Bookmarklet
Cái này do mình tự code, nó là một link trên thanh Bookmark của trình duyệt, khi bạn click vào sẽ mở ra một tab mới và hiển thị thông tin Whois từ Who.is của tên miền trong tab hiện tại.
Mình sử dụng Bookmarklet thường xuyên, vì nó rất tiết kiệm thời gian, nay nhân tiện có bài viết này nên share cho các bạn dùng luôn. Chỉ cần nhấn chuột phải vào thanh bookmark, chọn Add Page…
Trong phần khai báo thông tin, Name bạn nhập Who.is, URL điền đoạn code bên dưới vào.javascript:(function(){var a=window,b=document,c=encodeURIComponent,d=a.open('https://who.is/whois/'+c(b.location.hostname)+'');a.setTimeout(function(){d.focus()},300)})();
Cuối cùng nhấn nút Save để lưu lại thông tin.
Bên trên là những chia sẻ của mình khi sử dụng Who.is, còn bạn thì sao, hay sử dụng công cụ Whois nào, có gì hấp dẫn? Hãy chia sẻ thêm bằng cách để lại comment bên dưới nhé.
Truy cập vào Who.is tại đây.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.