TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Monday, May 22, 2023

Phụ nữ mặc sexy - 'dám chơi dám chịu'


Chẳng ai cấm bạn mặc đồ sexy ra đường, nhưng nếu không may gặp kẻ xấu, thì chỉ trách bạn đã không có ý thức tự bảo vệ bản thân.

Tôi không đồng tình với quan điểm trong bài viết "Đổ lỗi cho phụ nữ mặc sexy" của tác giả Thành Phố Buồn. Chúng ta không thể cứ mãi đòi hỏi "tiêu chuẩn kép" trong cuộc sống. Đúng là mỗi người đều có quyền tự do nên các bạn thích mặc gì cũng được, nhưng người khác cũng có quyền được đánh giá bạn. Tại sao các bạn mặc được mà lại không cho người khác quyền được đánh giá? Nếu các bạn nhắm bản thân chịu được điều tiếng của xã hội thì cứ thoải mái ăn mặc mát mẻ, còn nếu "không chịu nổi nhiệt" thì tốt nhất đừng mặc vậy.

Đó là chưa kể, nếu các bạn mặc hở thì sẽ chỉ hấp dẫn được các anh chàng đến với bạn vì vẻ bề ngoài của mình. Họ thường sẽ không thương bạn vì cái nội tại của bạn, nên cũng đừng than thở tại sao mình toàn quen người nông cạn, chỉ biết yêu vẻ bề ngoài và đánh đồng đàn ông con trai tệ như nhau.

Còn nếu so sánh chuyện ăn mặc với cướp giật, tôi cho rằng, những kẻ có ý đồ xấu sẽ luôn tìm những người hớ hênh ngoài đường - "khiêu khích" chúng. Chẳng có kẻ giật đồ nào lại nảy sinh ý muốn ra tay với một người để trang sức, điện thoại cẩn thận trong túi quần, cốp xe... cả. Bạn không muốn bị giật đồ thì phải cẩn thận cất những thứ đắt tiền ở chỗ an toàn khi di chuyển. Cũng như vậy, nếu không muốn bị những biến thái để ý thì bạn phải mặc đồ kín đáo khi đi ra nơi công cộng.

Rõ ràng, luật không cấm người dân sử dụng điện thoại khi ở ngoài đường (trừ lúc đang lái xe), nhưng nếu chẳng may bạn bị cướp giật thì phải chịu hậu quả. Vì chẳng có cơ quan chức năng nào siêu phàm đến mức biết được ai chuẩn bị giật đồ của bạn để ngăn chặn trước cả. Cũng như chẳng ai biết đâu là kẻ gian, biến thái để cảnh báo các chị em thích mặc đồ sexy khi ra đường.

Trong bất kỳ xã hội nào, dù là văn minh nhất vẫn có người ngay và kẻ gian. Hiện tại, ở Việt Nam, giáo dục lẫn pháp luật đều nghiêm cấm hành vi cướp giật, sàm sỡ. Luật cũng không cấm bạn mang trang sức đắt tiền ra ngoài đường. Tất nhiên, không phải ai nhìn thấy bạn mang trang sức đắt tiền cũng đều nảy sinh ý định cướp giật của bạn. Nhưng trong hàng chục, hàng trăm ngày bạn mang trang sức đắt tiền ra ngoài đường như vậy, chỉ cần có một ngày xui xẻo nào đó có kẻ gian đi ngang qua và nảy sinh ý đồ cướp giật với bạn, thì mọi chuyện đã rồi. Khi đó, có hối hận cũng không kịp.

Có một điểm chung là khi bị cướp giật hay sàm sỡ thì dù kẻ gian có bị bắt sau đó hay không thì những tổn thương về tâm lý, thân thể, tài sản cũng đã xảy ra rồi, không thẻ xóa nhòa được. Nó sẽ để lại những di chứng rất lâu sau này cho nạn nhân. Do vậy, muốn hạn chế những hậu quả không đáng có, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại ngoài đường, hạn chế ăn mặc hở hang, nhất là ở những chỗ vắng vẻ. Đơn giản vậy thôi, còn nếu vẫn muốn "chơi" thì phải có gan "chịu".

Chẳng ai cấm bạn mặc đồ sexy ra đường cả, nhưng nếu không may gặp phải kẻ gian thì chỉ trách bạn đã không có ý thức tự bảo vệ bản thân đủ tốt thôi. Và sự tự tin của con gái nếu chỉ được xây dựng bằng cách khoe bày da thịt thì tầm thường quá phải không? Có đầy những người con gái ăn mặc kín đáo mà vẫn có điểm làm say mê hàng loạt những chàng trai đó thôi.

Việc xử phạt thật nặng như ý kiến của một số người, theo tôi không có gì chắc chắn sẽ giúp cả xã hội trong sạch, an toàn hoàn toàn. Ở các nước tiên tiến, phát triển nhất thế giới, các hành vi phạm tội vẫn diễn ra thường xuyên đấy thôi. Bạn nhìn thấy người nước ngoài mặc sexy trên đường phố Việt thì mặc nhiên nghĩ là chẳng ai dè bỉu, chứ họ dè bỉu thì bạn có biết không? Vậy thử đặt trường hợp bạn là người nước ngoài sang Việt Nam chơi, thấy các cô gái ăn mặc sexy đi ngoài đường, bạn có nghĩ người Việt dè bỉu họ không?


Chẳng ai dám chắc mặc kín thì sẽ không bị biến thái tấn công, nhưng ít nhất, giữa một người ăn mặc sexy và một người ăn mặc kín đáo, theo bạn kẻ xấu sẽ thích tấn công ai hơn? Kẻ làm việc xấu, đương nhiên sẽ phải trả giá trước pháp luật. Thế nhưng còn nạn nhân thì sao? Mặc sexy để rồi bị tấn công, liệu họ có lành hẳn những vết thương trong tâm hồn không? Nếu sợ bị vậy thì mặc sexy làm gì?

Còn thấy người ta ngủ quên khóa cửa thì 100 người ngay không làm gì, nhưng chỉ cần một kẻ gian đi ngang qua thì sẽ có chuyện ngay. Và đứng trên vai trò người hớ hênh quên khóa cửa, nhiều khi chẳng còn có cơ hội để khóa cửa lần nữa. Kẻ gian đột nhập và gây án sẽ bị chịu tội đi nữa, thì nạn nhân có khi cũng mất mạng rồi. Khi mọi việc xảy ra rồi thì trừng trị kẻ gian có làm mọi thứ bình thường trở lại không? Người xưa có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh" là vậy, dù cách chữa có hay đến đâu cũng không thể đưa cơ thể về trước lúc không bị bệnh được, nhất là đối với các bệnh nghiêm trọng thì điều này càng rõ ràng.

Một sự việc xảy ra trong xã hội cũng như cái vỗ tay, phải có sự tác động qua lại giữa hai bàn tay. Chẳng ai nói người lên án nạn nhân thì sẽ dung túng hay không chỉ trích kẻ gian cả. Lấy ví dụ cái vỗ tay, bạn muốn không thực hiện được hành động vỗ tay thì phải nắm chặt hai bàn tay lại. Xét vào vấn đề mặc đồ sexy và kẻ thủ ác ở đây là gia tăng hình phạt cho kẻ thủ ác cũng như giáo dục nghiêm khắc để phụ nữ hạn chế mặc đồ sexy khi ra đường, để họ có thể tự bảo vệ bản thân tốt hơn.

Bạn nắm chặt một bàn tay (kẻ ác) bằng pháp luật nghiêm, nhưng để bàn tay còn lại (phụ nữ ăn mặc sexy) thoải mái thì vẫn có thể xảy ra một cái vỗ tay như thường. Vậy thì việc bạn nắm chặt bàn tay chẳng có ý nghĩa gì cả.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results