Mình đã từng thực tập không lương. Trong thời gian đó, một số lúc mình đã mất động lực làm việc vì công sức cho đi không được biểu hiện ở thứ cơ bản nhất được nhiều người công nhận là đồng tiền; bị mọi người xung quanh nói đang bị bóc lột.
Thậm chí, sau này khi có hỗ trợ ở mức thấp, mình cũng không dám nói với bạn bè vì sợ bị đánh giá là kém cỏi và tiếp tục là nỗi sợ “m đang bị bóc lột”. Nhưng khi bình tĩnh lại, mình đánh giá năng lực và mục tiêu công việc của bản thân, yêu cầu công việc và công ty, mình đã hiểu lý do mình nhận được mức lương đó. Mình quyết định vực dậy để hoàn thành công việc theo kỷ luật.
Và đây là những điều mình đã rút ra sau những lần thực tập không lương và nhận được mức lương thấp.
THỰC TẬP CÓ LƯƠNG HAY KHÔNG?
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về nghĩa vụ trả lương của DN với TTS. Theo Điều 12 khoản 6 Luật giáo dục đại học năm 2012 và Điều 97 Luật giáo dục năm 2005 quy định: khi nhận TTS, DN có nghĩa vụ tạo điều kiện cho sinh viên được học tập và tích lũy kinh nghiệm.
Như vậy, bỏ qua trường hợp một số DN không trả lương/hỗ trợ TTS ở bất kỳ giá nào, thì việc TTS có được trả lương hay không sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Chính sách của doanh nghiệp.
- Năng lực và trình độ của ứng viên.
NÊN THỰC TẬP CÓ LƯƠNG HAY KHÔNG LƯƠNG?
Thực tập không lương và có lương khác nhau ở yêu cầu về khối lượng và trách nhiệm công việc:
Thực tập có lương: Bạn có trợ cấp. Đồng thời, DN cũng yêu cầu ở bạn: khối lượng công việc nhiều hơn và trách nhiệm cao hơn. Vì lúc này, DN đang trả tiền cho kết quả sản phẩm bạn làm ra.
Thực tập không lương: Bạn không có trợ cấp. Tương ứng, khối lượng công việc của bạn cũng thấp hơn. Tuy nhiên, bạn rất dễ bỏ dở việc thực tập nếu thiếu kiên nhẫn.
Như vậy, để quyết định thực tập có lương hay không lương, bạn cần xác định được:
- Mục đích đi thực tập.
- Tính chất công việc.
- Năng lực, trình độ của bạn.
TH1: Nên thực tập có lương khi bạn:
- Đã có một vài kinh nghiệm.
- Năng lực đáp ứng yêu cầu công việc.
TH2: Thực tập không lương khi bạn:
- Chưa có kinh nghiệm.
- Mục tiêu chính là học hỏi.
Tuy nhiên, nếu đã đi thực tập, mình nghĩ bạn cần xác định rõ mục đích lớn là tích lũy kinh nghiệm. Nếu ưu tiên thu nhập, các công việc làm thêm khác sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Quan trọng hơn hết, nếu bạn làm việc nghiêm túc, có những đóng góp tích cực thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại được giá trị tương ứng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC LƯƠNG THỰC TẬP PHÙ HỢP?
Tìm hiểu mức lương trên thị trường
2 nguồn thông tin để bạn tìm hiểu mức lương thị trường là:
- Các khảo sát, thống kê về lương vị trí TTS ngành nghề ứng tuyển thời gian gần nhất.
- Tin tuyển dụng của vị trí tương tự tại:
+ Trang web chuyên tìm việc thực tập: Ybox
+ Job search engine có việc làm đa dạng cấp bậc (bao gồm thực tập): Indeed, Joboko.
Xác định giá trị bản thân
Trước tiên, bạn cần đánh giá lại: kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích, học vấn… của bản thân. Sau đó, đối chiếu với mục Yêu cầu đối với ứng viên trong JD để xem xét mức độ đáp ứng của bản thân. Từ đó, đưa ra mức lương thực tập phù hợp.
LÀM GÌ KHI KHÔNG CÓ LƯƠNG, MUỐN KIẾM TIỀN HỖ TRỢ SINH HOẠT?
Làm thêm một công việc khác mà bản thân có năng lực đáp ứng cao để kiếm thu nhập tốt. Công việc có thời gian làm việc linh hoạt, gần nhà/tại nhà thì càng tốt. Ví dụ như: gia sư, CTV Online: dịch thuật, viết bài…
Trước đó khi đi thực tập không lương, mình đã quyết định làm thêm gia sư để có tiền trang trải một phần chi phí sinh hoạt. Sáng đi học, chiều hoặc tối đi làm, gia sư tối thiểu 3 tối/tuần. Khi làm nhiều việc một lúc, bạn cần quản lý thời gian, tổ chức việc học và làm hiệu quả. Đặc biệt, không được bỏ bê việc học. Bởi kiến thức là nền tảng để bạn tư duy và đưa ra cách làm đúng.
Cố lên.
P/s: Tú Ú Chia Sẻ chúc bạn một ngày vui vẻ.
Tú Ú Chia Sẻ
Hotline: 0936.227.051
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.