TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Monday, September 25, 2023

3 ĐẶC ĐIỂM CẦN BIẾT VỀ HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC Ở MỸ

 


Có lẽ nhắc tới hệ thống tín chỉ tại các trường học ở Mỹ sẽ còn là định nghĩa khá lạ lẫm đối với những bạn đang còn học phổ thông. Tuy nhiên, khi lên đại học, các bạn học sinh sẽ được biết tới định nghĩa tín chỉ và hiểu về nó.


Không chỉ bậc học đại học tại Việt Nam mới có hệ thống các tín chỉ mà quá trình học tập tại các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ cũng đều được tính bằng tín chỉ (credit).

Nếu bạn chưa từng nghe tới tín chỉ và muốn đi du học Mỹ thì cũng đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về hệ thống tín chỉ tại các trường ở Mỹ tại các bậc học để các bạn nắm rõ.

Hệ thống tín chỉ tại các trường học ở Mỹ là gì?

Hệ thống tín chỉ Mỹ thể hiện quá trình học của bạn tại các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ. Mỗi môn học sẽ được quy đổi thành 2 đến 4 tín chỉ tùy thuộc vào giờ giảng dạy, kiến thức học thuật theo quy định của mỗi trường khác nhau.

Một năm học tại Mỹ sẽ được chia thành 2 kỳ học (semester) hoặc 3 kỳ học (trimester). Mỗi kỳ học, bạn cần đảm bảo khoảng từ 12 -15 tín chỉ để được tính là học sinh toàn phần (full time student).



Việc duy trì trạng thái là full time student cực kì quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc cấp học bổng của học sinh. Như vậy, tổng cộng trung bình mỗi năm, bạn sẽ phải học ít nhất là 30-36 tín chỉ. Mỗi môn học 3 tín chỉ sẽ có giờ học tương đương khoảng 45 đến 48 giờ trên lớp.

Đặc biệt, các trường cao đẳng, đại học tại Mỹ cho phép học sinh được tự đăng ký môn học hay tín chỉ mỗi kỳ.

Theo đó, mỗi môn học được mở theo giờ khác nhau để bạn có thể chủ động xây dựng cho mình thời khóa biểu phù hợp nhất, không quá nặng nề kiến thức cũng như lịch học dày đặc khiến mệt mỏi.



WilliamScollege best Liberal arts College in US.

Các bậc giáo dục tại Mỹ

Hiện nay, hệ thống giáo dục của Mỹ bao gồm các bậc, đó là:

  • Bậc mầm non: Đối với các bé từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi.
  • Bậc tiểu học: Từ lớp 1 đến lớp 5.
  • Bậc trung học: Từ lớp 6 đến lớp 12, trong đó được chia thành 2 cấp: middle high school (lớp 6 đến lớp 8) và high school (lớp 9 đến lớp 12).
  • Bậc cao đẳng 2 năm hoặc bậc đại học 4 năm.
  • Bậc cao học: Thạc sĩ nghiên cứu, thạc sĩ chuyên ngành, tiến sĩ,…

Các công dân của Hoa Kỳ khi theo học tại các trường công lập sẽ được miễn phí toàn bộ học phí của bậc tiểu học và bậc trung học. Sau khi hoàn thành bậc trung học, học sinh tại Mỹ sẽ được lựa chọn học tại các trường cao đẳng hoặc đại học theo nhu cầu.



Khi học sinh học tới lớp 11 – 12 của high school, các em sẽ được lựa chọn các môn học mình yêu thích để dần làm quen với cách học ở bậc học sau.

Chương trình học bây giờ sẽ bao gồm các môn học chính – bắt buộc và các môn học tự chọn theo sở thích, chọn theo lớp, giờ học vào giáo viên giảng dạy thích hợp.

AP (Advanced Placement) một dạng lớp cấp cao theo tiêu chuẩn đại học mà các bạn học sinh THPT có thể học. Khi chọn học lớp AP, học sinh có cơ hội đạt được tín chỉ bậc đại học nếu học sinh đạt từ điểm 3 trở lên trong kỳ thi AP.

Điểm thi AP được chấm trên thang điểm từ 1-5 với 5 là điểm cao nhất. Đơn vị tổ chức soạn chương trình cho các môn AP là College Board, ngoài ra College Board cũng là đơn vị tổ chức kỳ thi SAT. Hiện tại College Board đang offer 38 môn AP cho các bạn học sinh có thể lựa chọn.

Kỳ thi các môn AP sẽ được tổ chức vào tháng 5 và tháng 7 học sinh sẽ nhận được kết quả. Mọi học sinh đều có quyền đăng ký môn học AP nếu trường trung học của mình có offer, không có điều kiện tiên quyết nào ảnh hướng đến việc đăng ký môn học AP.

Thường thì các bạn học sinh lớp 11 và 12 sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh sách đăng ký học môn AP. Số lượng tín chỉ du học Mỹ nhận được từ một lớp AP sẽ phụ thuộc vào điểm số bài thi AP (thường là từ 3 điểm trở lên) và theo policy tại trường đại học mà học sinh chọn (thường là từ 3-4 tín chỉ/ môn học với điều kiện đạt đúng điểm số yêu cầu của trường).

3 đặc điểm của hệ thống giáo dục Mỹ

Môi trường

Môi trường học tại Mỹ luôn chú trọng vào các bước thực hành, chú trọng trải nghiệm thực tế nhằm rèn luyện cho học sinh vừa có kiến thức vừa có kinh nghiệm. Đặc biệt, mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts) được coi là niềm tự hào đối với nền giáo dục của Mỹ.



Mô hình giáo dục này có thể hiểu là sự tự do trong giáo dục. Khi kết thúc bậc trung học mà học sinh vẫn chưa xác định mình muốn theo học ngành nghề cụ thể nào thì có thể lựa chọn các ngành học tổng quan tại các trường đại học, cao đẳng để có thể tiếp thu những kiến thức nền tảng, áp dụng cho nhiều ngành cụ thể.

Các môn học sẽ có sự liên kết với nhau giữa kiến thức về xã hội và nhân văn (ngôn ngữ, lịch sử, tâm lý, pháp luật, chính trị, kinh tế, địa lý, truyền thông…) hoặc kiến thức về khoa học và tự nhiên (thiên văn học, sinh học, hóa học, vật lý, thực vật học, khảo cổ học, địa chất, khoa học trái đất…)

Hệ thống tín chỉ

Như đã nói ở trên, các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ sẽ đánh giá mức độ hoàn thành bậc học bằng số lượng các tín chỉ du học bạn tích lũy được trong khoảng thời gian quy định.

Chuyển tiếp

Đối với sinh viên cao đẳng (Community college) học 2 năm, bạn có thể quyết định chuyển tiếp lên đại học (University/College) để học nốt 2 năm còn lại và vẫn được nhận bằng cử nhân đại học như bình thường.

Bảng ước lượng số tín chỉ khi chuyển từ Cao đẳng lên Đại học - Du học EduPath
Bảng ước lượng số tín chỉ khi chuyển từ Cao đẳng lên Đại học.

Hệ thống tính điểm tại Mỹ

Hệ thống tính điểm của Mỹ sau mỗi kì học hoặc mỗi năm học tổng kết sẽ được quy đổi sang chỉ số GPA (Grade Point Average), được xác định như sau:

  • A = 4 điểm
  • B = 3 điểm
  • C = 2 điểm
  • D = 1 điểm
  • F = 0 điểm

Trong mỗi kì học, học sinh phải thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên và cố định như:

  • Kiểm tra miệng,
  • Kiểm tra ngắn,
  • Kiểm tra giữa kì,
  • Kiểm tra cuối kì,
  • Cũng như các bài luận,…

Bên cạnh đó có các tiêu chí đánh giá khác để cộng thêm điểm khuyến khích như:

  • Tinh thần hăng hái trong giờ học,
  • Sự sôi nổi phát biểu,
  • Điểm chuyên cần tham gia buổi học trên lớp,…
Powerscore GPA Calculator - Du học EduPath
Bảng tính điểm GPA.

Điểm tổng kết của từng môn sẽ được tính theo thang điểm A = 90-100%, B = 80-89%, C = 70-79%, D = 65-69% và F = 0-64%.

Chúng tôi hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, phần nào giúp bạn hiểu tổng quan về hệ thống tín chỉ tại các trường học ở Mỹ để chuẩn bị tốt hơn khi có kế hoạch du học Mỹ.


TÚ Ú CHIA SẺ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results