Một trong những băn khoăn của phụ huynh và các bạn học sinh khi quyết định du học Mỹ là việc lựa chọn và tìm hiểu về các loại trường học tại đây. Với hơn 4000 trường Đại học khắp cả nước, trong đó có 2 loại hình chính là đại học tư thục và đại học công lập, sinh viên cần phân biệt rõ sự khác biệt để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Đại học công lập
Tại Mỹ, đại học công lập (Public University) là trường được tài trợ và kiểm soát bởi chính quyền từng bang. Đây được xem là một cách để chính quyền các bang đưa giáo dục tiếp cận với phần lớn người dân với chi phí phù hợp. Các trường công tại Mỹ thường được gọi là Đại học bang (State University) hoặc tên của tiểu bang. Chẳng hạn, Đại học bang Oregon (Oregon State University) là trường Đại học công lập được tài trợ bởi bang Oregon.
Đại học tư thục
Đại học tư thục là những trường tự chủ về tài chính và không được điều hành bởi chính phủ. Những trường Đại học tư thục thường nhận kinh phí từ các tổ chức tư nhân hoặc cựu sinh viên. Mức học phí ở các trường này thường cao hơn trường công và áp dụng một mức chung dành cho sinh viên ở trong và ngoài tiểu bang. Tại Mỹ, các trường nam, nữ sinh hay trường tôn giáo đều là những tổ chức giáo dục tư nhân.
Chất lượng đào tạo của đại học tư thục thường không kém cạnh thậm chí còn vượt trội hơn các hệ thống trường công. Điển hình là các trường lớn như Harvard, Princeton, Yale… đều là những đại diện nổi bật của nhóm trường tư thục.
Phân biệt giữa đại học tư thục và đại học công lập
Tại Mỹ, khác biệt lớn nhất giữa các trường đại học công và tư là mức học phí và số lượng chỉ tiêu tuyển sinh. Trường đại học công lập sẽ ít tốn kém hơn các trường tư thục. Tại các trường đại học tư thục, chương trình cử nhân 4 năm sẽ yêu cầu sinh viên sẽ phải chuẩn bị chi phí trung bình 100.000 USD. Trong khi đó, các trường đại học công lập có mức học phí rẻ hơn đến một nửa.
Bên cạnh đó, số lượng sinh viên nhập học những trường công mỗi năm thường cao, khoảng 20.000 sinh viên. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường tư lại có xu hướng ít hơn, với khoảng 6.000 sinh viên/ năm hoặc ít hơn. Ngoài ra, vì các trường đại học tư được phép hạch toán độc lập nên thường có nhiều kinh phí hơn để đầu tư vào trường lớp, giáo viên và dịch vụ cho sinh viên hơn so với trường công.
Ưu điểm và nhược điểm của Đại học Công lập và Tư thục
Đại học Công lập | Đại học Tư thục | |
Ưu điểm | - Chính phủ thường tài trợ rất nhiều học bổng hấp dẫn và có giá trị cao dành cho những sinh viên xuất sắc theo học tại các trường này. - Chương trình giáo dục chuẩn quốc gia cho các học sinh học tại trường công. - Giảng viên là những người giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, có thể giải đáp tận tình những thắc mắc cho sinh viên. - Chỉ tiêu đầu vào thường ổn định qua các năm. | - Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất. - Tỷ lệ sinh viên/giảng viên cao, giúp quá trình học tập của sinh viên được theo dõi kỹ càng cũng như có những định hướng hợp lý cho từng bạn. - Sinh viên sẽ có thêm nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trau dồi kỹ năng mềm, giúp mở rộng thêm các mối quan hệ bạn bè và rèn luyện kỹ năng sống. - Giảng viên được tuyển chọn kĩ dựa trên trình độ và kinh nghiệm giảng dạy. |
Nhược điểm | - Cơ sở vật chất thường ít được sửa chữa và nâng cấp như các ngôi trường tư nhân khác. - Chương trình học tương đối cũ, đặt nặng lý thuyết và ít có sự đổi mới qua từng năm. - Một số trường ít quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên, sự kết nối giữa sinh viên – giảng viên còn thấp. - Tiêu chí đầu vào của các trường Đại học công thường sẽ cao hơn vào khó vào hơn những trường khác, nhất là đối với những trường top đầu với tỷ lệ chọi cao. | - Mức học phí cao bởi số tiền đóng cho trường sẽ được trường phân chia vào các hoạt động nâng cấp cơ sở vật chất và trả lương cho giảng viên. |
Tú Ú Chia Sẻ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.