Một câu hỏi mang tính nghịch lý : Điều gì khiến bạn tự nguyện đầu tư rất nhiều tiền của mình vào một loại tiền tệ mà bạn biết nó sẽ khiến tài sản của bạn liên tục giảm? Điều khiến Bitcoin trở nên nguy hiểm với xã hội cũng chính là điều khiến nó thành công. Bitcoin cho phép chúng ta tham lam! Đó là sự thật đang hiện hữu trong suốt 8 năm qua và là một “red alert” đối với những người đang đổ tiền bạc vào Bitcoin với tham vọng làm giàu.
Cryptocurrency và Bitcoin là gì?
Định nghĩa về 2 khái niệm này tương đối phức tạp và dài dòng, các bạn có thể tìm đọc định nghĩa của chúng trên Google nhé. Ở đây mình chỉ tóm gọn lại một cách đơn giản nhất về chúng :
– Cryptocurrency (tiền mã hoá): là tiền tệ kỹ thuật số được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi. Cryptocurrency có thể trao đổi bằng tiền mặt tại các sàn giao dịch, nghĩa là sẽ có tỷ giá hối đoái dành riêng cho mỗi loại Cryptocurrency với các đồng tiền trên thế giới (như đồng đô la Mỹ, Bảng Anh, Yen Nhật hay Euro).
– Bitcoin (ký hiệu là BTC hay XBT) được coi đồng tiền của internet, nó một loại tiền mã hóa, hay còn gọi tên khác là tiền tệ kỹ thuật số (tiền điện tử, tiền ảo, tiền sô) phân cấp, được phát hành vào năm 2009 dưới dạng một phần mềm mã nguồn mở, và nó được tạo ra bởi một người có tên là Satoshi Nakamoto. Bitcoin được trao đổi trực tiếp trên mạng internet mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Cách thức hoạt động của bitcoin khác hoàn toàn so với các loại tiền tệ bình thường, không có bất cứ cá nhân, tổ chức nào quản lý các giao dịch bitcoin.
Cryptocurrency có rất nhiều đồng tiền khác nhau và Bitcoin là một trong số những đồng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch tiền mã hoá. Những người tham gia vào mạng lưới tiền điện tử này được gọi là những “thợ mỏ” (miner). Mình không hiểu chính xác lắm tại sao lại dùng từ này, nhưng dưới góc nhìn của mình thì có lẽ vì đây là một công việc đòi hỏi người chơi tiền ảo phải làm việc rất miệt mài để có thể kiếm lời được từ bitcoin. Có nghĩa là họ phải “đào tiền ảo” hay “săn tiền ảo”.
Thế giới đang vận dụng Bitcoin như thế nào?
Kể từ lúc xuất hiện trên Internet vào năm 2008, Crytocurrency hay Bitcoin đã tạo ra một sự thay đổi cực lớn trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong mảng thanh toán tiền tệ. Thời gian những năm 2012, 2013 trên thế giới họ sử dụng đồng bitcoin để mua sắm trực tuyến hay sử dụng các dịch vụ online là chủ yếu. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015 trở lại đây, khá nhiều công ty, doanh nghiệp, cửa hàng đã cho phép sử dụng đồng tiền này để thanh toán online lẫn offline. Một số ví dụ điển hình như: Paypal, Microsoft, Reddit , Dell,..và hàng loạt các nhà hàng, khách sạn, tiệm cafe,..đều đã chấp nhận bitcoin làm phương tiện thanh toán cho khách hàng.
“Đồng tiền bitcoin có phải tiền thật không?”
Thực ra bitcoin không phải tiền ảo mà là tiền thật hay cách gọi khác là “Đồng tiền điện tử”. Nó tồn tại, luân chuyển, tỉ giá lên xuống vào các thời điểm khác nhau. Chính vì thế mà rất nhiều người đã trở thành chuyên gia “đào coin”. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, chơi bitcoin không khác gì chơi cổ phiếu chứng khoán!
Việc nhiều người đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào bitcoin cũng giống như cách chúng ta chơi chứng khoán vậy. Như mình đã nói ở trên, bitcoin chỉ là một trong số nhiều đồng tiền điện tử, tức là người chơi có thể nghiên cứu, lựa chọn và canh thời điểm nó ra mắt để bỏ tiền mua các coin tiềm năng. Điều này khác so với chơi chứng khoán, nơi mà bạn cần phải nắm vững các chỉ số thương mại phức tạp để nghiên cứu, theo dõi rồi mới quyết định đầu tư mua hay không.
Về cách chơi thì cũng vậy, một là chúng ta mua các đồng bitcoin do các công ty phát hành để đầu tư lâu dài, hai là mua những đồng coin tiềm năng và liên tục kiểm tra biểu đồ tỉ giá của nó để mua vào hoặc bán ra cho phù hợp. Không khác gì chơi cổ phiếu đúng không?
Điểm khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất của bitcoin so với cổ phiếu đó là nó không chịu sự quản lý của bất cứ ngân hàng hay tổ chức tiền tệ trên thế giới. Vì thế khi giá trị của nó tăng vọt chỉ từ 0,1USD (2010) lên đến 12.000USD (12/2017), biến bitcoin thành đồng tiền có giá trị lớn nhất mọi thời đại, nó đã tạo ra một sự chú ý khổng lồ từ tất cả mọi người trên thế giới. Rất nhiều mối lo ngại đã được đặt ra, một đồng tiền không chịu sự quản lý của chính phủ có thể sẽ trở thành thứ để các tổ chức phi pháp rửa tiền, qua đó tạo ra các bong bóng tiền tệ cực kỳ nguy hiểm.
Không chịu sự quản lý của chính phủ, ngân hàng chính là gián tiếp tạo ra các vụ lừa đảo với quy mô lớn, với số tiền bị mất cắp có khi lên tới tỷ đô. Trên thế giới chúng ta có thể biết tới các vụ lừa đảo bitcoin lớn như :
– Thảm hoạ sàn giao dịch Bitcoin Mt.Gox năm 2010 (850.000 bitcoin bị mất tương đương với 8 tỷ USD theo tỉ giá hiện nay)
– Vụ lừa đảo của bitcoin Saving and Trust năm 2012 (265.000 bitcoin bốc hơi tương đương hàng chục tỷ USD theo tỉ giá hiện nay)
– Vụ lừa đảo giả mạo CEO của Canadian Bitcoins năm 2014 (hơn 100.000 bitcoin bị hack vì hacker đã mạo danh là CEO và cần toàn bộ Security Code)
Không chỉ riêng nước ngoài, tại Việt Nam chúng ta vẫn thấy nhiều công ty lừa đảo trên danh nghĩa là công ty bitcoin. Nổi bật nhất trong năm 2018 này là “vụ lừa đảo IFan”. Các bạn có thể search từ khoá này trên Google để đọc thêm vì nó khá dài và nhiều chi tiết.
Tiền ảo lừa đảo và những nhức nhối |
Lời bàn, tạm kết
Giờ thì các bạn đã hiểu tại sao ngay đầu bài viết mình đã nhấn mạnh rằng Bitcoin là một “red alert” không chỉ với ngành tài chính mà còn cả với mọi người. Nó có tiềm năng, nhiều lợi thế mà đồng tiền tệ thông thường không có và nó sở hữu tất cả những giá trị mà đồng tiền tệ thường có. Thậm chí một vài quốc gia đã công nhận Bitcoin là một đồng tiền có thể thanh toán được trong các giao dịch nội địa. Đó là vì họ sợ rằng nếu không kiểm soát bằng cách thuận theo nó thì sẽ còn nguy hiểm hơn là làm ngơ hoặc cấm đoán.
Cũng đã đến lúc chúng ta cần thừa nhận rằng Bitcoin không phải là “tiềm năng”, nó chỉ đơn giản là một cách chơi cổ phiếu dạng tiền điện tử mà thôi. Đừng thần thánh nó quá và cũng đừng tham lam quá để rồi cuối cùng chẳng được gì mà chỉ tiền mất tật mang mà thôi.
Tú Ú Chia Sẻ
Hotline: 0936.227.051
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.