TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Friday, August 25, 2023

HÀNH TRANG DU HỌC MỸ

Khi nhận được thông báo bạn đậu Visa du học Mỹ, đồng nghĩa với việc chỉ còn không ít lâu nữa thôi là bạn sẽ chính thức hành trình khám phá và du học tại đất nước hiện đại này. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hành trang du học Mỹ và những lưu ý luôn là việc khiến nhiều bạn du học sinh băn khoăn. Hãy để Tú Ú Chia Sẻ giúp bạn với những checklist bên dưới.



Hành lý được mang theo

Du học sinh phải đóng gói hành lý ký gửi thật cẩn thận thành 2 kiện, trọng lượng tối đa mỗi kiện là 23kg và 1 hành lý xách tay tối đa 10kg (trọng lượng tối đa của hành lý có thể thay đổi tùy từng hãng bay). Nhớ ghi đầy đủ tên và địa chỉ nơi bạn sẽ ở tại Mỹ lên hành lý cũng như bên trong hành lý ký gửi của mình để tránh bị thất lạc.

  • Những giấy tờ quan trọng Vé máy bay
  • Mẫu đơn I-20
  • Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng
  • Visa du học Mỹ
  • Chứng minh nhân dân
  • Giấy khai sinh
  • Học bạ – Bằng tốt nghiệp
  • Bằng IELTS hoặc TOEFL IBT
  • Thư mời nhập học – Biên nhận đóng học phí

Một quyển sổ ghi chú: bạn nên ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học, người quen ở Mỹ, nhà bạn ở, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tín dụng, ngân hàng của bạn, …

Lưu ý tại các sân bay

Khi đến sân bay chuyển tiếp (transit), bạn không cần phải lấy hành lý đi gửi, hành lý sẽ được tự động chuyển sang chuyến bay sau. Nên theo dõi bảng thông báo, xem chuyến bay tiếp theo sẽ cất cánh ở cổng nào để tới cổng đó ngồi chờ. Trước giờ bay 30 – 60 phút, bạn nên chú ý xem bảng thông báo để biết chuyến bay của mình có thay đổi cổng ra không.

Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Mỹ đầu tiên, tiếp viên hàng không sẽ đưa mẫu I-94 yêu cầu bạn điền các thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ sẽ ở tại Mỹ… Khi máy bay hạ cánh, bạn sẽ làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình hộ chiếu, I-94, phong bì đựng I-20/DS-2019. Khi đến sân bay cuối cùng, bạn đi lấy hành lý, sẽ có người đón cầm biển ghi tên bạn hoặc tên trường. Trong trường hợp không tìm được người đến đón thì tới Information Desk hỏi, nhân viên sân bay sẽ hướng dẫn cụ thể.


Khi tới trường, bạn phải nhanh chóng liên lạc bằng điện thoại hoặc email với trung tâm và gia đình để gia đình yên tâm. Có thể do trục trặc giờ bay do bị lỡ chuyến bay bạn phải thông báo cho Host Family, gia đình và trung tâm để báo cho trường/người đón biêt. Bạn nên mang theo tiền lẻ để có thể mua thẻ gọi điện tại sân bay.

Du học sinh được mang bao nhiêu tiền

Nhiều phụ huynh luôn lo lắng không biết nên đưa bao nhiêu tiền cho con để tiêu là đủ, đưa nhiều quá thì sợ mất, đưa ít quá thì lại sợ con không đủ tiền để lo hoặc mua một số vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý là ở Mỹ có quy định du học sinh chỉ được mang tối đa 10.000 USD mà thôi.

Nếu mang hơn 10.000 USD, du học sinh sẽ phải điền mẫu đơn “Report of International Transportation of Currency or Monetary Instrument,”. Nếu không khai báo và bị phát hiện, số tiền sẽ bị tịch thu và du học sinh có thể sẽ bị bắt giữ. Do đó, Tú khuyên là gia đình chỉ nên cho con mang một ít tiền mặt, một ít tiền lẻ phòng trường hợp cần mua đồ ăn, thẻ gọi điện thoại, tiền taxi trong ngày đầu tiên.

Các vật dụng cấm mang 

Tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, dù đã chế biến, đóng hộp hoặc các loại trái cây, rau đều là hàng cấm tại các sân bay Mỹ

Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thịt: thịt heo, bò, gà,…
Thực phẩm tươi: rau, trái cây, hạt giống, hoa quả như bưởi, táo, rau,…
Các loại thực phẩm khô: khô nai, khô bò, lạp xưởng, xúc xích, pate,…
Một số loại thuốc làm từ thảo mộc được phép mang theo nhưng vẫn phải đảm bảo rằng không có gì thay đổi khi được sử dụng bên trong cơ thể người
Các loại thuốc đã tán nhuyễn lại không được phép nhưng có thể mang vào một ít nếu có thông tin nguồn gốc rõ ràng và có đơn thuốc hoặc thông báo của bác sĩ về sự cần thiết của các loại thuốc đó với sức khỏe bạn trong thời hạn 1 năm
Những loại thuốc không đúng quy định, không có nhãn hiệu

Hình thức nhà ở

Ký túc xá trường

Ký túc xá trường luôn là lựa chọn tiết kiệm, an toàn nhất của nhiều du học sinh tại Mỹ. Các ký túc xá thường được xây gần trường, được trường quản lý, giám hộ. Do đó, phụ huynh có thể yên tâm về sự an toàn của con. Hơn nữa, đây còn là cơ hội tuyệt vời để các bạn làm quen với nhiều du học sinh đến từ nhiều nước và cả những học sinh – sinh viên bản địa.




Du học sinh có thể chọn: loại phòng nam và phòng nữ ở khu riêng biệt hay nam nữ ở chung một khu (thường mỗi phòng có 1 hoặc 2 học sinh (đồng giới). Tại ký túc xá luôn có nhiều hoạt động, khuôn viên miễn phí nên rất được nhiều người ưa chuộng như: thư viện, khu thể thao, thể hình, các câu lạc bộ…

Ở cùng gia đình bản xứ (Homestay)

Đây cũng được xem là một hình thức khá phổ biến cho học sinh trên 18 tuổi, tức theo học bậc cao đẳng – đại học trở lên. Các bạn có thể chọn hình thức ăn uống chung chủ nhà hoặc tự nấu ăn, và giá cũng tùy thuộc vào tỉnh bang và hình thức mà bạn chọn.

Nhiều gia đình bản xứ rất thân thiện và luôn sẵn lòng giúp du học sinh bất kỳ lúc nào. Có thể ban đầu sẽ có những hiểu lầm nho nhỏ, không đáng có, nhưng đây là cơ hội tuyệt vời để du học sinh trực tiếp tìm hiểu văn hóa, phong cách sống của người bản địa.

Ở cùng gia đình bản xứ (Host stay)

Đối với những học sinh chưa đủ 18 tuổi, không có thân nhân hay không có người giám hộ, các bạn sẽ ở theo loại hình thức Host stay, tức chủ nhà sẽ đứng ra làm người giám hộ cho bạn luôn. Học sinh có thể liên hệ với trường để tìm nhà host phù hợp với mình.

Phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em mình khi chọn loại hình này, vì các gia đình host bắt buộc phải khai tất cả thông tin lý lịch, nghề nghiệp, số thành viên trong gia đình, số phòng trong nhà, hình ảnh và thông tin về sinh hoạt trong gia đình, kể cả số thú nuôi trong nhà như chó, mèo… Sau đó, trường sẽ đến kiểm tra độ xác thực của các thông tin này trước khi chấp nhận gia đình này làm host family.

Rất nhiều bạn du học sinh của Tú Ú Chia Sẻ chọn hình thức này và luôn chia sẻ những câu chuyện vui, thú vị cùng gia đình host. Dù không còn ở chung hay dù các bạn đã trở về Việt Nam thì mối quan hệ giữa cả hai vẫn rất tốt.

Thuê căn hộ riêng

Những sinh viên trên 18 tuổi hoặc những sinh viên cao học theo học bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ có thể sẽ ưa chuộng loại hình này hơn. Tất nhiên, chi phí thuê căn hộ sẽ rất đắt đỏ và tùy thuộc vào tỉnh bang bạn theo học. Bạn có thể thuê chung căn hộ cùng bạn bè mình hoặc tìm người ở ghép để giảm bớt chi phí. Trước khi ký hợp đồng thuê nhà, bạn cần tìm hiểu kỹ các chi phí phụ như điện, nước, internet, gas…

Phương tiện đi lại tiết kiệm chi phí

Xe đạp

Xe đạp là một phương tiện đi lại khá phổ biến tại Mỹ, bởi khi bạn sinh sống gần trường thì việc di chuyển bằng xe đạp sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Một số bang tại Mỹ sẽ yêu cầu bạn đội nón bảo hiểm khi giao thông bằng xe đạp, bạn nên tìm hiểu kỹ trước nhé!

Xe buýt

Xe buýt là phương tiện di chuyển hiệu quả và tiện lợi được nhiều du học sinh ưa chuộng bởi chi phí rẻ, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Xe buýt có ở hầu hết các thành phố, bạn có thể bắt xe buýt và di chuyển đến bất cứ đâu.

Lưu ý:Xe buýt không dừng ở tất cả các trạm mà chỉ dừng khi có người xuống xe hoặc có người lên xe, vì thế nếu bạn cần bắt xe buýt thì phải thông báo tài xế
Bạn không thể đổi tiền lẻ khi đi xe buýt, vì thế bạn cần chuẩn bị chính xác số tiền cần trả trước khi lên xe. Nếu bạn đi xe buýt thường xuyên, bạn nên mua vé tháng để tiết kiệm

Tàu lửa hoặc xe điện ngầm

Tàu điện có thể chạy trên mặt đất, dưới mặt đất với nhiều tên gọi khác nhau như metro, subway, rapid transit và light rail. Di chuyển bằng tàu điện nhanh hơn xe buýt, nhưng chúng chỉ có một vài trạm dừng. Tàu điện hoạt động thường xuyên hơn xe buýt và lâu hơn.

Đa số hệ thống tàu điện sử dụng cách thanh toán phí bằng thẻ hoặc xu. Có máy tự động giúp bạn trả bằng thẻ, cũng như là những người thu ngân giúp bạn đổi tiền. Cước phí tùy vào thời điểm trong ngày và chiều dài đoạn đường bạn đi.

Tìm hiểu ngay hệ thống giáo dục Mỹ: TẠI ĐÂY!


Tú Ú Chia Sẻ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results