I. Tìm hiểu về Web 3
1. Sự ra đời của Web 3.0 – Semantic Web
Trong bối cảnh bùng nổ của Internet đầu thế kỷ 21, Web 2.0 dần dần bộc lộ những yếu điểm khi không thể đáp ứng được các yêu cầu của người dùng nhanh chóng.
Người dùng Internet giờ đây không chỉ cần có thể tương tác được với website mà còn yêu cầu làm sao có thể giải quyết nhu cầu nhanh chóng và tiện lợi nhất mà không phải truy cập quá nhiều website.
Vậy làm sao các website có thể giao tiếp với nhau để phục vụ nhu cầu của người dùng?
Đáp án là phải có một chuẩn chung để các website thống nhất với nhau nhằm trao đổi dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng.
Nhờ có Semantic Web, Google có thể nhanh chóng tìm thứ chúng ta cần, Spotify tự động tìm những bài hát chúng ta có thể thích nghe. Facebook sẽ hiển thị quảng cáo những món đồ mà chúng ta có nhu cầu. Nói chung, ứng dụng của Semantic Web đối với cuộc sống của chúng ta là vô hạn.
Tuy nhiên Internet còn có rất nhiều vấn đề mà Semantic Web vẫn chưa thể giải quyết, đó là việc ăn cắp dữ liệu. Người dùng không thể kiểm soát dữ liệu của mình cũng như không lưu trữ được giá trị gốc của dữ liệu. Đã 30 năm kể từ khi Internet được ra đời, kiến trúc dữ liệu của Internet vẫn dựa trên những máy tính độc lập mà không phải là một mạng lưới.
Dữ liệu của bạn được lưu trữ và quản lý tập trung trên một máy chủ, mỗi khi dữ liệu được gửi và truy xuất bởi một máy khách thì các bản sao dữ liệu sẽ được gửi đi nên bạn hoàn toàn không thể kiểm soát được dữ liệu của bạn sẽ bị dùng làm gì. Trong thời đại ngày nay, dữ liệu cá nhân của bạn là thứ đáng giá nhất trên internet. Nhờ có dữ liệu cá nhân của hàng tỷ người dùng mà Facebook và Google đã vươn lên thành những tập đoàn lớn nhất thế giới.
Ảnh 1: Mô hình truyền tải dữ liệu hiện nay của internet ( Phần bình luận )
2. Nền tảng Web phi tập trung và Tokenized Network
Trong bối cảnh này, blockchain dường như trở thành động lực của Internet thế hệ tiếp theo, cái mà nhiều người gọi là Web 3.0. Blockchain đổi mới cách dữ liệu được lưu trữ và quản lý. Nó cung cấp một tập dữ liệu duy nhất được quản lý chung. Lớp trạng thái duy nhất này lần đầu tiên kích hoạt lớp định giá giá trị cho Internet. Nó cho phép chúng ta gửi dữ liệu theo cách được bảo vệ bằng bản sao, cho phép các giao dịch P2P thực sự mà không cần trung gian. Nền tảng của những Website được vận hành theo mô hình này gọi là nền tảng Web 3.0 phi tập trung.
Ảnh 2: Các giai đoạn phát triển của internet( Phần bình luận )
Xin lưu ý rằng không có khái niệm cụ thể nào là Web 3.0. Semantic Web hay Web phi tập trung là những phương hướng phát triển mà một số nhóm người cho rằng sẽ là chủ đạo của Internet thế hệ mới chứ chưa phải là khái niệm Web 3.0 được thống nhất trên toàn thế giới. Sự khác biệt lớn nhất giữa Semantic Web và Web phi tập trung là Semantic Web không yêu cầu xử lý dữ liệu phi tập trung. Chúng có thể là hệ thống tập trung hoặc không tập trung.
Ảnh 3: Mô hình Internet tập trung và mô hình Internet phi tập trung ( Phần bình luận )
3. Tokenized Network là gì?
Sẽ thật thiếu sót nếu Web 3.0 không có Tokenized Network. Một mạng lưới phi tập trung luôn cần một loại tiền điện tử phi tập trung để các thành viên trao đổi giá trị, nếu sử dụng một loại tiền điện tử tập trung như Paypal thì sự phi tập trung của mạng là vô nghĩa. Tokenized Network nói một cách dễ hiểu, đó là hệ thống kinh tế phi tập trung dành cho Internet thế hệ mới.
Sự khác biệt chính (và quan trọng) của Tokenized Network so với một mạng lưới thanh toán thông thường là đảm bảo rằng chi tiết giao dịch được bảo vệ trong toàn bộ vòng đời giao dịch tại Blockchain.
Hãy tưởng tượng Web 3.0 không có Tokenized Network sẽ giống như Blockchain không có Bitcoin. Sẽ không ai có động lực chạy các nút để duy trì Blockchain cả.
Ảnh 4: Cách hoạt động của Network Tokenization ( Phần bình luận )
II. Nền kinh tế phi tập trung của Pi
1. Định nghĩa nền kinh tế:
Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động liên quan đến tiêu thụ và thương mại hàng hóa- dịch vụ. Một nền kinh tế áp dụng cho tất cả mọi người, từ các cá nhân đến các thực thể như các doanh nghiệp, tập đoàn.
2. Hướng đi phi tập trung của Pi:
- Pi xây dựng mạng lưới Pioneer- chủ thể của nền kinh tế bằng cách tặng Picoin cho họ. Những Pioneer nào lao động càng nhiều (giới thiệu cho nhiều người biết đến Pi) thì càng được trả công cao hơn.
- Xây dựng đồng thuận giá Pi để trao đổi hàng hóa- dịch vụ trước khi lên sàn giao dịch.
- Những Pioneer đều có thể dễ dàng chạy Pi Node bằng máy tính cá nhân của mình để góp phần tạo nên một hệ thống Node phi tập trung.
3. Cách vận hành nền kinh tế Pi:
- Giai đoạn 1: Sau khi KYC hàng loạt thì Pi sẽ cho trao đổi hàng hóa dịch vụ từ đó tạo ra mức giá đồng thuận của Pi.
- Giai đoạn 2: Sau khi được giao dịch với mức giá ổn định, Pi sẽ lên sàn giao dịch
+ Sẽ có Liquidity Pool (LP) do PCT cung cấp thanh khoản và những người tiên phong tự nguyện cung cấp thanh khoản để được thưởng Pi. Ngoài ra những cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Pi mà họ chưa khai thác Pi trước đây cũng là một nguồn thanh khoản.
+ Thông thường ở các dự án crypto khác (ngoài BTC, ETH) thì các chủ dự án bán pre-sale để lấy tiền làm thanh khoản cho LP nhưng với Pi chắc chắn PCT họ đã có nguồn tiền để lock thanh khoản.
III. Kết luận:
- Có thể thấy Pi Network đang đón đầu xu hướng web3 và xây dựng một nền kinh tế phi tập trung chưa từng có trước đây.
- Pioneer hãy giữ vững tinh thần và luôn hướng về phía trước! Giữ tinh thần, giữ hy vọng.
Liên hệ Tú: 0936.227.051(zalo)
#tintucpicong #kienthuc #pinetwork
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.