Nhảy việc liệu có là chiến lược giúp bạn tăng lương ?
Nhiều người coi nhảy việc là chiến thuật để nâng cao thu nhập. Nhưng liệu đây có phải là chiến lược hiệu quả trong mọi tình huống?
Chúng ta có thể bắt gặp những bài viết chia sẻ về cách nhảy việc được tăng lương ở hầu hết các diễn đàn. Các bài viết đều nhận về hàng trăm lượt bình luận khác nhau. Đa phần, mọi người vẫn luôn có niềm tin vững chắc nhảy việc sẽ được tăng lương. Thế mới thấy, tư tưởng này đã ăn sâu vào trong tâm trí nhiều người và họ cho rằng đây là cách hiệu quả để cải thiện thu nhập của chính mình.
Nhiều người cho rằng, nếu nơi làm việc tốt và có chính sách đãi ngộ phù hợp thì có thể giữ chân người lao động. Ngược lại, kỳ vọng không như mong đợi là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều người dứt áo ra đi. Điều này không hề sai. Bởi mục đích chính của lao động là đảm bảo cuộc sống cho chính mình. Khi cuộc sống bấp bênh hoặc cảm thấy có nguy cơ bị đe dọa khó lòng dạm chân tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai nhảy việc đều được tăng lương như mong muốn. Nhảy việc thành công hay thất bại phụ thuộc phần lớn vào giá trị, năng lực của chính bạn. Thế nên, trước khi muốn tìm môi trường mới, bạn cần biết rõ khả năng của mình đã đủ để rời đi chưa. Nếu chưa chắc chắn, hãy kiên nhẫn ẩn mình rèn luyện cứng cáp hơn trước khi có một cú bật xa nhé.
Chọn nhảy việc hay lên chức?
Nhảy việc hay ở lại và lên chức đều có những hai mặt. Nếu bạn không tìm thấy hướng phát triển mới tại doanh nghiệp, lựa chọn ra đi là cách không tồi. Tuy nhiên, để nhảy việc thành công bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Hãy xác định vị trí mình đang hướng tới và kiểu doanh nghiệp mình muốn làm. Điều này giúp bạn lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp với mình. Cũng đừng quên chuẩn bị kiến thức chuyên môn cần có. Có như thế, bạn mới tự tin “trả giá” mức lương với nhà tuyển dụng. Và hơn hết, hãy chuẩn bị những kỹ năng phỏng vấn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng mình.
Nếu bạn đã sẵn sàng những hành trang đó, đừng ngại nhảy việc để tìm con đường mới cho tương lai của mình. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, chúng ta không dành quá nhiều thời gian lặp đi lặp lại cho những sai lầm. Bước đến môi trường mới bạn phải tập thích nghi với công việc, đồng nghiệp và xử lý tốt công việc.
Ngược lại, nếu bạn vẫn tìm thấy cơ hội phát triển ở công ty hiện tại. Đừng nản lòng mà hãy cố gắng nỗ lực hết mình. Bởi những nhân viên lâu năm khi được cân nhắc lên vị trí cao hơn sẽ có địa vị vững chắc. Hơn thế nữa, bạn không cần phải làm quen với môi trường mới. Bởi từng ngõ ngách, con người và công việc ở đây bạn đều quen thuộc. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để lấy sự tín nhiệm của mọi người.
Thế nên, việc lựa chọn nhảy việc hay ở lại được thăng chức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Và không có một giả định nào là chính xác cả. Bạn nên so sánh kỹ lưỡng cơ hội phát triển và con đường tương lai bên nào tốt hơn. Từ đó, chúng ta hãy đưa ra quyết định đúng đắn cho riêng mình.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.