Ở thời điểm Mark tung ra bản thefacebook.com thì tôi bắt đầu nghe bạn bè giới thiệu về mạng xã hội này, Khi ấy tôi đào sâu vào các thuật toán xử lý độ trễ của tầng mạng OSI, ngôn ngữ chính để xử lý vấn đề là C và Assembly. Không quan tâm lắm đến ngôn ngữ bậc cao PHP mà Mark dùng cho Facebook giai đoạn đầu. Nhưng ở góc nhìn từ chuyên môn thì tôi đánh giá PHP là ngôn ngữ open source, nó phổ biến thì tất nhiên sẽ được dò ra nhiều bug nguy hiểm, trong mớ bug ấy luôn tiềm tàng 0-day vulnerability (lỗi bảo mật không công bố, khó phát hiện chủ động).
Ở thời điểm ấy, khi lướt Facebook thì cái mà tôi suy nghĩ về nó thì nhận định đây chắc chắn sẽ là mạng xã hội phát triển vì nó có nhiều tính năng hay nhưng xì ke thật, lỗi nhiều. Điển hình là Cross-Site Scripting (XSS) ngập ngụa khắp nơi (lỗi chèn được mã độc vào các giao tiếp với client, lấy cookie hay chuyển form lấy password thoải mái). Cũng từ đây mà tôi sử dụng Facebook khá ngại, có thời điểm dài tôi bỏ hẳn dùng Facebook. Vì nó quá thiếu an toàn ở nhiều khía cạnh. Trải qua gần hai mươi năm phát triển tuy rằng các lỗi bảo mật đã được bịt lại nhưng lỗi tiềm ẩn chắc chắn là nhiều. Bằng chứng là tôi đã thử một loạt các giả lập HTTP Request và HTTP Response của Facebook, khá nhiều điều thú vị xảy ra. Riết rồi, Facebook hình thành khái niệm chạy white, chạy black lúc nào không rõ nữa. Ở các quốc gia nơi mà luật pháp chưa thể làm gì được với chạy Fb black thì có thể nói nát vô cùng. Người mong muốn làm ăn lâu dài và đàng hoàng tương đối vất vả. Nhất là những người mới kinh doanh trên Facebook.
Sẽ không thể nào xóa bỏ hoàn toàn chạy black khỏi Facebook lý do thì tôi nói ở trên rồi. Facebook sẽ không thể nào hết lỗi được, nó không phải là hệ thống hoàn hảo. Nghĩa là chấp nhận sống chung với black, phải biết nó đang tồn tại mặt trái để làm mặt phải. Ở Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng phần mềm lậu, Hệ điều hành cũng lậu nốt tương đối cao thế nên chẳng mong chờ gì vào nạn tương tác ảo, bùng ads giảm đi được. Có hàng triệu máy tính sử dụng đồ lậu thì tương đương có ngần ấy con máy đang nhiễm trojan thì dù có bảo mật đến 3 lớp trên Facebook thì cũng như không. Vẫn bị hack nick như bình thường, tài khoản ads vẫn bị chạy trộm như cơm bữa.
Đồng ý là sẽ sống chung với black ads, vậy sống chung thế nào. Thì tôi nói luôn với các bạn đọc bài này rằng. Các bạn hoàn toàn sống chung được với nạn black, kệ họ. Việc của bạn, bạn làm. Nhưng mà làm thế nào? Chỉ cần làm 2 việc
1. Sống chết phải nuôi được một website.
2. Có mất nhiều tiền cũng phải nuôi lấy dàn page vệ tinh để bắn reach tự nhiên.
Tại sao bạn lại cần một website ngoài lý do tạo ra đa dạng về thông tin, trust hơn cho khách hàng bla...bla thì website là nơi duy nhất hiện tại bạn lưu trữ được dấu chân khách hàng. Điều này là cực kỳ quan trọng, khi bạn lưu được dấu chân khách hàng thì lúc này mới là lúc bạn thực sự làm chủ được data, nghĩa là bạn làm chủ được dòng chảy phân phối. Tôi nhắc lại, bộ ba email + sđt + cookie là thứ duy nhất bạn làm chủ được và kết hợp chúng để tạo ra những chiến dịch marketing tốt nhất hiện nay. Kinh doanh ở cái tầm hàng chục triệu đô la doanh thu thì dẹp ngay tư tưởng ký sinh dữ liệu ở Facebook hay các sàn tmđt đi.
Còn việc đầu tư một dàn page vệ tinh để bắn reach tự nhiên thì ý nghĩa của nó chắc chắn là bạn đã nhìn ra. Tôi không nói thêm nữa, như ảnh dưới. Chỉ là một bài post trong một fanpage vệ tinh của tôi, cả một dàn page vệ tinh mỗi ngày bung ra khoảng 10-15 triệu reach. Bạn chỉ cần tầm ấy thôi là đủ không quan tâm đến chạy ads làm gì. Cũng k cần quan tâm ads đang nát thế nào.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.