Đây là câu hỏi rất dễ nhìn thấy trên các trang mạng xã hội, các clip Tiktok, YouTube và trong cả những buổi cà phê, những cuộc trò chuyện với bạn bè xung quanh. Và mình nghĩ đây là câu hỏi mà ai cũng sẽ hỏi ít nhất một lần trong đời, chỉ khác là không phải ai cũng tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
Có người tìm thấy khi họ còn rất trẻ, còn có người đến tận tuổi trung niên hay xế chiều mới bắt đầu nhận ra. Và cũng không ít người đến tận những giây phút cuối đời, vẫn chưa từng thật sự biết điều gì là phù hợp với mình.
”MÌNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU GÌ?”
Đâu ai sinh ra đã biết mình thích, hợp hay muốn làm điều gì. Nhưng tại sao lại có người nhận ra rồi phát triển nó nhưng một số khác thì không?
HMM…..
Mình nghĩ sự khác biệt giữa người “biết” và “không biết” là ở hai chữ HÀNH ĐỘNG.
Chúng ta thường nghĩ nhiều hơn làm.
Chúng ta suy nghĩ và vẽ ra rất nhiều ý tưởng, kế hoạch tuyệt vời và rồi chỉ mãi để nó là Ý TƯỞNG, KẾ HOẠCH chứ ít khi nào biến nó thành SẢN PHẨM hay DỰ ÁN cả.
LÝ DO phổ biến chắc là vì NỖI SỢ, sợ rằng:
Mình không làm được, mình chưa đủ kỹ năng, mình không có tiền, sợ mình chưa đủ điều này, điều kia,…
NỖI SỢ là CẦN THIẾT.
Nó giúp ta suy nghĩ một cách thấu đáo hơn, là bản năng giúp bảo vệ ta trước những điều nguy hiểm NHƯNG cũng là thứ KIỀM HÃM ta BAY XA.
NỖI SỢ sẽ mãi giữ ta ở vùng AN TOÀN với những điều QUEN THUỘC và CHẮC CHẮN . Nó khiến ta SỢ HÃI trước những điều MỚI MẺ, hay không RÕ RÀNG.
Nhưng BẢN CHẤT của THẾ GIỚI luôn là sự không rõ ràng, bởi vì thế giới này QUÁ RỘNG LỚN để ta có thể biết và cảm thấy thân thuộc hay rõ ràng với mọi thứ.
Vì vậy nếu ta cứ để nỗi sợ KIỀM HÃM thì giống như ta đang tự tạo cho mình một CHIẾC KÉN giới hạn trong những thói quen, cảm giác quen thuộc của bản thân. Rồi ta mãi núp mình trong chiếc kén, thì làm sao biết MÌNH LÀM ĐƯỢC HAY PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU GÌ?
Ta sẽ chẳng thể biết ĐIỂM CUỐI CÙNG của giới hạn bản thân là ở đâu, nếu chưa từng cố gắng vượt qua những thứ mà ta cho là “giới hạn”
Ta sẽ chẳng biết mình phù hợp với điều gì, nếu chưa từng THỬ TẤT CẢ những điều ta cho là phù hợp và KHÔNG phù hợp.
Ta cũng sẽ chẳng thể biết mình thích gì, nếu không từng cho bản thân những TRẢI NGHIỆM đa dạng ở những môi trường, lĩnh vực khác nhau.
Sự MÔNG LUNG là dấu hiệu của việc thiếu THÔNG TIN.
Từ nhỏ đến lớn, rồi từ tuổi trưởng thành đến trung niên, ta chỉ loay quanh với một cuộc sống “cố định” và “lặp lại”. Kiến thức và trải nghiệm chỉ nằm trong một VÒNG LẶP nhỏ bé.
Thế giới này có những điều tuyệt vời nào, những công việc, ngành nghề nào,… ta còn chưa từng tìm hiểu. Vậy lấy làm sao ta có đủ thông tin để SO SÁNH điều gì là HỢP hay KHÔNG HỢP với mình?
MÌNH CŨNG CÓ NHỮNG GIAI ĐOẠN MÔNG LUNG, trong qua khứ, hiện tại và cả tương lai sau này.
Cách mình luôn chọn để bước qua được những giai đoạn ấy là LÀM TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THỂ. Làm mọi thứ từ những việc nhỏ nhất và cả những thứ mình cho là “đáng ghét” nhất.
Một câu nói đã giúp mình rất nhiều và mong nó cũng sẽ giúp được bạn.
“ KHI BẮT ĐẦU MỘT VIỆC CHƯA CHẮC TA SẼ THÀNH CÔNG, NHƯNG KHI KHÔNG LÀM GÌ THÌ CHẮC CHẮN TA ĐÃ THẤT BẠI”
Khi ta làm một việc gì đó, không điều gì chắc chắn là mình sẽ THÀNH CÔNG nhưng ít nhất ta cũng cho nó CƠ HỘI để thành công. Còn khi ta không làm gì thì ngay từ đầu 100% đã là THẤT BẠI.
_________________
17.07.2022
Trương Phan Tâm Như
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.