TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Saturday, February 26, 2022

SEO LOCAL PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CÁCH SEO LOCAL MANG ĐẾN HIỆU QUẢ MARKETING CỰC TỐT

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 46% Kết quả tìm kiếm trên Google đều là về các doanh nghiệp địa phương. Con số này cũng đã nói rất rõ nhu cầu làm SEO Local của số đông các doanh nghiệp. Nhưng thực tế thì có đến 56% doanh nghiệp chưa có Google My Business.



Vậy SEO Local là gì? Có nhiều lợi ích ra sao? Mình sẽ trình bày và hướng dẫn SEO Local thật chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!
Vì đây là một bài chia sẻ dài nên mình sẽ chia làm 2 phần cho các bạn dễ theo dõi. Ở phần 1 mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm kiếm từ khóa cho SEO Local và thiết lập tài khoảng Google Business. Phần 2 mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký Local citation, SEO Onpage và Xây dựng liên kết cho các website địa phương

TÌM KIẾM TỪ KHÓA CHO SEO LOCAL

Nghiên cứu từ khóa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một website. Tìm kiếm được những từ khóa đúng bạn mới có thể xây dựng content đáp ứng đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Cùng mình tìm hiểu về các tìm kiếm những từ khóa phù hợp cho Local SEO ngay bây giờ nhé!
Lấy ví dụ về chính doanh nghiệp của mình – GTV SEO
Khi làm SEO cho từ khóa, mình muốn làm bật lên các tìm kiếm như:
  • “GTV SEO”;
  • “dịch vụ Seo hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh”;
  • “GTV SEO làm việc lúc mấy giờ ?;
  • “GTV SEO đóng cửa lúc mấy giờ?”
  • “Mất bao lâu để đi bộ đến GTV SEO?”;
  • “Số điện thoại GTV SEO”;
Nhưng tất cả những câu trên không phải là các truy vấn truyền thống. Bởi vì Google sẽ hiển thị kết quả về chúng dưới dạng thẻ trong SERPs như hình dưới đây:
(hình 1) Kết quả dạng thẻ của Google
Google lấy những thông tin này từ thông tin trên Google My Business
Thế còn những từ khóa “truyền thống” khác thì sao? Làm thế nào để biết tìm ra các local keywords. Và bạn nên tối ưu trang web của mình như thế nào?
Mình gợi ý cho bạn một vài chiến thuật thế này nhé:
Phân tích cấu trúc SiLo (Service in Locations – dịch vụ tại địa phương)
Giả sử bạn làm về dịch vụ thiết kế nội thất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – làm sao để biết được mọi người sẽ tìm thông tin doanh nghiệp của bạn như thế nào?
Có thể họ sẽ tìm trên Google với các cụm từ như là:
“thiết kế nội thất thành phố Hồ Chí Minh”;
“thiết kế nội thất văn phòng tphcm”;
“nhà thiết kế nội thất hcm”
Bạn có để ý định dạng chung của 3 câu trên không? Đó chính là ví dụ điển hình cho cấu trúc silo. Chỉ cần liệt kê ra các dịch vụ bạn cung cấp và kèm theo địa chỉ cụ thể nơi đó thì bạn đã có hẳn 1 bộ từ khóa phong phú rồi.
(hình 2) Bộ từ khóa kèm theo địa điểm
Nếu sử dụng Ahrefs, bạn có thể sao chép rồi dán các từ khóa này vào mục tìm kiếm Keywords Explorer để xem xét lượng truy cập cùng các số liệu khác của mỗi từ.
(hình 3) Dùng Ahrefs để xem lượng truy cập từng từ khóa
TIP CHO BẠN:
Nếu công ty của bạn nằm ở 1 quận huyện nhỏ thì quá trình SEO sẽ có chút khó khăn. Cụ thể là công cụ tìm kiếm sẽ không thu thập đủ thông tin thực để hiển thị lượng tìm kiếm chính xác về cho bạn.
Nhưng cũng đừng quá lo, mình sẽ bày cho bạn 1 mẹo nhỏ thế này:
Điều chỉnh địa điểm tìm kiếm của bạn sang 1 thành phố lớn hơn gần đó. Ví dụ như từ Biên Hòa chuyển qua thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Đồng thời kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng cho các địa điểm này.
Sau đó, thực hiện phép tính theo công thức:
(Dân số tại địa phương của bạn / dân số tại thành phố gần đó mà bạn chọn) * lượng tìm kiếm từ khóa tương ứng với thành phố bạn chọn.
(Về dữ liệu dân số, bạn có thể tìm thông tin thông qua Google).
Lưu ý: Kết quả từ phép tính trên thực chất cũng chỉ là 1 con số tương đối.
Google Autocomplete
Bước tiếp theo là bạn dùng Google Autocomplete để tìm thêm các đề xuất tìm kiếm.
Thực hiện tác vụ này cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần nhập vào khung tìm kiếm của Google cụm từ khóa chính của bạn, sau đó ghi lại các lượt tìm kiếm mà Google đề xuất.
Ví dụ mình tìm kiếm với cụm từ khóa “quán cà phê tại thành phố hồ chí minh”.
(hình 4) Google tự động gợi ý thêm từ khóa khi tìm kiếm
Ghi chú lại những cụm từ khóa liên quan. Sau đó, bạn có thể chuyển qua tiếp tục tìm kiếm cho các vị trí hoặc các từ khóa khác.
Nếu sử dụng Ahrefs, bạn có thể bỏ qua toàn bộ quá trình này. Nhờ cách sử dụng báo cáo đề xuất tìm kiếm trong Keywords Explorer. Google Autocomplete sau đó sẽ đưa ra cho bạn hàng loạt đề xuất thú vị.
Theo dõi các từ khóa mà đối thủ của bạn đang được xếp hạng
Tôi phải công nhận là Google cực kì nhanh nhạy trong việc hiểu được mục đích tìm kiếm của người dùng. Đó có thể là lý do tại sao nếu 1 trang nào đó đã lên được top 1 Google thì có khả năng ~1000 những từ khóa khác liên quan đến trang đó ít nhất cũng phải nằm trong top 10.
Để tìm hiểu về từ khóa của đối thủ, bạn sử dụng công cụ Ahrefs Content Gap tool. Bên cạnh đó xem các trích xuất từ khóa phổ biến cho nhiều đối thủ cạnh tranh cùng 1 lúc.
Nhờ vậy mà chúng ta nghĩ ra hàng loạt các ý tưởng hay ho về từ khóa cho dịch vụ của mình.
(hình 5) Bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs Content Gap tool để tìm hiểu về từ khóa của đối thủ

GOOGLE MY BUSINESS

Việc tạo lập và xác nhận Google My Business được xem là phần quan trọng nhất trong việc SEO Local. Việc thiết lập những công cụ này không quá khó – bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn mà Google đưa ra là được.
Để thiết lập GMB, bạn truy cập vào đường link:
https://business.google.com/create , sau đó làm theo các bước sau:
Bước 1. Đăng nhập vào tên doanh nghiệp của bạn
Trước tiên, Google yêu cầu bạn điền vào tên doanh nghiệp. Bạn có hai lựa chọn ở đây:
  • Tạo doanh nghiệp mới
  • Xác thực tên doanh nghiệp đã có sẵn
Bắt đầu nhập và Google sẽ tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trong hệ thống của họ. (hình 6)
Nếu doanh nghiệp của bạn đã đăng ký rồi thì nó sẽ hiển thị ngay còn nếu chưa đăng ký thì bạn nhấn tùy chọn “tạo lập doanh nghiệp với cái tên này”
Lưu ý: Chỉ nhập tên doanh nghiệp thôi nhé! Đây không phải vị trí để bạn chèn từ khóa vô đâu.
Bước 2: Nhập địa chỉ doanh nghiệp
Bước tiếp theo, Google yêu cầu bạn thêm phần địa chỉ doanh nghiệp.
(hình 7) Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn vào các ô thông tin
Bạn chỉ cần nhập địa chỉ công ty vào là xong.
Nhưng có những thông tin sẽ phần nào làm bạn bối rối không biết nên khai báo ra sao:
  • Bạn kinh doanh tại nhà
  • Có một hoặc nhiều đối tác kinh doanh và cả 2 bên đều làm việc tại nhà (nghĩa là có nhiều địa chỉ quá đấy)
  • Bạn kinh doanh lưu động, chẳng hạn bán đồ ăn trên xe tải
  • Sở hữu 1 hoặc nhiều văn phòng làm việc
  • Bạn kinh doanh trực tuyến chứ không có văn phòng nhất định ngoài đời thực
  • Khách hàng của bạn bao gồm những người sống xung quanh địa phương và cả những người ở xa.
Nếu rơi vào các tình trạng kể trên thì cũng đừng lo lắng quá. Mình sẽ chỉ bạn một số cách khắc phục hiệu quả:
Nếu có 1 văn phòng hẳn hoi ngoài đời thực thì nhập địa chỉ văn phòng ấy vào. Hoặc nếu bạn và đối tác cùng làm việc tại nhà thì nên điền vào mẫu địa chỉ của người ở gần doanh nghiệp nhất.
Nếu chỉ có mỗi “văn phòng trực tuyến” thì đừng đưa địa chỉ ấy vào nhé! Làm như vậy là phạm luật GMB! Hãy dùng địa chỉ nhà của bạn để thay thế.
Hãy nhớ rằng, tất cả các thông tin phải nhất quán với nhau. Vì vậy mình khuyên bạn nên sao chép thông tin từ bảng tính bạn đã tạo trước đó để đảm bảo rằng điều này vừa chính xác vừa phù hợp với thông tin trên trang web của bạn (và bất kỳ danh sách doanh nghiệp nào khác mà bạn tham gia).
Nếu bạn kinh doanh lưu động thì bạn đánh dấu thêm vào ô “Tôi nhận giao hàng hóa và và dịch vụ đến cho khách hàng”
(hình 
😎
 Check vào ô này nếu bạn kinh doanh lưu động
À mà một số cửa tiệm, nhà hàng nếu cung cấp thêm dịch vụ giao hàng riêng thì cũng nên đánh dấu vào mục này.
Sau đó, sẽ xuất hiện một ô khác nữa với nội dung “Ẩn đi địa chỉ của tôi”.
(hình 9) Google cho bạn lựa chọn ẩn địa chỉ doanh nghiệp
Nếu đánh dấu vào ô này nghĩa là khi ấy, mặc dù Google biết vị trí doanh nghiệp của bạn (cho mục đích xác minh). Họ sẽ không hiển thị địa chỉ của bạn cho người dùng. Thông tin địa chỉ sẽ giữ ở chế độ riêng tư và không công khai trên trang GMB của bạn.
Mục này đặc biệt tiện lợi cho những ai kinh doanh tại nhà.
Bước 3: Khai báo địa chỉ chính xác
Màn hình tiếp theo sẽ hiển thị bản đồ có ghim vị trí. Bạn có thể kéo và di chuyển xung quanh để xác định vị trí chính xác doanh nghiệp của mình.
(hình 10) Xác định vị trí chính xác doanh nghiệp của bạn trên bản đồ
Nếu kết quả hiển thị 9/10 là đúng thì bạn cứ yên tâm mà tin tưởng vào Google. Nhưng nếu phát hiện vị trí ghim đặt sai chỗ thì cứ di chuyển nó qua chỗ khác thôi.
Bước 4: Chọn danh mục phù hợp
Danh mục sẽ giúp cho Google định hình được lĩnh vực của website bạn. Từ đó là nền tảng để các từ khóa trong lĩnh vực ấy có thể lên top được, cũng là tiền đề cho việc bạn SEO hàng ngàn từ khóa Google map mà mình sẽ nói sau đây.

BƯỚC 5: NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ ĐỊA CHỈ WEBSITE

Phần này đơn giản quá rồi, mình cũng không có lưu ý gì nhiều ngoài việc nhắc bạn nhớ rằng tất cả thông tin bạn nhập trên GMB và bảng tính của mình phải trùng khớp với nhau đấy nhé!
Bước 6: Xác minh lại thông tin
Trước khi thông tin GMB của bạn được xuất hiện trực tuyến, bạn cần xác minh các thông tin lại kĩ càng.
Việc này thường được thực hiện qua điện thoại hoặc bưu thiếp — chỉ cần làm theo hướng dẫn của Google là được.
Bước 7: Tối ưu hóa thông tin hiệu quả hơn
Ngoài việc xác minh lại các thông tin đã điền, mình thiết nghĩ bạn nên tối ưu hóa thêm nhiều thông tin GMB của mình hơn bằng cách:
  • Chọn càng ít danh mục càng tốt, miễn là có đủ danh mục để mô tả tổng thể hoạt động kinh doanh cốt lõi;
  • Tải lên một số ảnh (lý tưởng nhất là ảnh chụp tại cơ sở của bạn hoặc ít nhất gần đó, vì những ảnh này sẽ được đính kèm với location metadata);
  • Khai báo giờ mở cửa;
  • Liệt kê hết thảy các dịch vụ mà bạn cung cấp;
  • Thêm bất kỳ số điện thoại bổ sung nào;
  • Thêm các thuộc tính / tiện ích có liên quan;
Như vậy là các bạn đã cùng mình đi hết nội dung của phần 1 rồi. Nội dung của phần 2 mình sẽ tiếp tục chia sẻ về cách đăng ký Local citation, SEO Onpage và Xây dựng liên kết cho các website địa phương.
Nếu bạn thích và muốn đọc tiếp các nội dung của mình thì có thể đón chờ phần tiếp theo nhé!
Nguồn: Đỗ Anh Việt

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results