TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Monday, September 5, 2022

PI NETWORK LỪA ĐẢO: BÀI PHẢN BIỆN



Cộng đồng Pi Network đã tỏ ra “không đồng tình” trước thông tin cảnh báo lừa đảo của nhiều chuyên gia và cơ quan báo chí. Ở chiều hướng ngược lại, cũng có không ít chuyên gia bày tỏ quan điểm khách quan hơn.

Bài viết này mình tổng hợp những ý kiến như vậy để bạn tiện theo dõi.

Bài phản biện 2: Trích bài viết của PGS, TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Mấy hôm nay đọc các bài báo cố gắng phân tích và chứng minh rằng đồng tiền kỹ thuật số Pi là một dự án lừa đảo, thì tôi chưa thấy có lập luận hay cơ sở nào đủ mạnh và thuyết phục để làm được điều đó.

Suy cho cùng…

Cũng hệt như cái cách mà trước đây người ta bày tỏ sự hoài nghi về Bitcoin

Thật ra kể cũng đã khá lâu tôi không quan tâm đến Bitcoin nữa, từ lúc nó có giá đâu đó khoảng năm hay sáu ngàn đôla Mỹ một coin.



Tôi cũng đã bỏ công nghiên cứu, viết bài, thảo luận về coin. Thậm chí đã có lúc suýt hùn hạp với bạn bè nhập máy về đào.

Suy cho cùng, tôi thấy rằng kiến thức của chúng ta quả là hạn hẹp trước một biển cả thông tin.

Những cái chúng ta biết hầu như dừng lại ở giả định, trong khi mọi câu trả lời đều nằm ở thì tương lai.

Cách tốt nhất là trả lại cho thị trường, ai mua ai bán, thị trường sẽ giải quyết điều đó tốt hơn bất kỳ chế định nào.

Ngược lại, không có bất kỳ ai có thể làm thay được thị trường, kể cả các Chính phủ.

Quay lại chuyện đồng Pi có lừa đảo hay không thì nếu so sánh với chuyện mấy trăm năm trước, lúc tiền pháp định (tiền giấy) đang phôi thai và chuẩn bị ra đời để thay thế tiền giá trị.



Nếu lúc đó có người cũng mang một tờ biên nhận đến mua hàng và nói với người bán rằng anh hãy chấp nhận tờ giấy này vì nó được bảo chứng bởi một lượng vàng được gửi trong kho của nơi phát hành biên nhận!



Thì lúc đó chắc anh ta cũng bị đuổi đánh vì tội lừa đảo, cầm tờ giấy lộn mà nói đó là vàng!

Thời đó, ai nói tiền giấy là hình thái tiền tệ của tương lai chắc bị nhốt vào nhà thương điên!

Chúng ta lấy hiểu biết ở dạng tĩnh ở hiện tại, để bình phẩm và dự đoán cho những xu hướng của tương lai thì e rằng không phù hợp.

Nếu chúng ta từ chối nó và các hình thức tương tự thì cơ hội chắc chắn là bằng 0.

Nếu chúng ta chấp nhận thử thì xác suất cơ hội sẽ khác 0.

Chọn lựa sự thoải mái và phập phồng lo sợ trong khái niệm bảo mật mơ hồ

Đương nhiên có người nói đến việc phải chia sẻ thông tin hay bị mất dữ liệu.

Thế thì chả phải bấy lâu nay chúng ta đã tự nguyện hiến dâng ảnh chân dung cho Face ID của các thiết bị thông minh có kết nối internet, cung cấp kho dữ liệu lớn tuyệt vời cho các AI sinh trắc học.

Các thông tin đăng ký, đăng nhập online của chúng ta cũng đã chứa quá đủ các thông tin cá nhân.

Ngay cả khi bạn điền thông tin khám sức khoẻ, hồ sơ bảo hiểm, rồi hàng trăm các thứ giấy tờ điện tử khác thì bạn đã cung cấp thông tin rồi.

Lẽ tất nhiên là chúng ta đang sống trong thời kỳ “đồ số” chứ không phải thời kỳ “đồ giấy”. Chúng ta nếu quyết định bảo mật tối đa thì chắc chắn phải từ chối Facebook, Twitter, Zalo, Viber, Whatsapp, v.v… và hàng trăm các ứng dụng công nghệ khác.

Chúng ta cũng không sử dụng Grab, ví điện tử và cũng chấp nhận ko sử dụng Tiki hay Lazada.

Chúng ta chọn sống một cuộc sống cực kỳ bảo mật nhưng bức bối của những thập niện 90? Hay chọn lựa sự thoải mái và phập phồng lo sợ trong khái niệm bảo mật mơ hồ?

Nhưng điều quan trọng là chúng ta phụ thuộc vào hệ thống.

Bạn sẽ đi làm, sinh hoạt, nói chuyện và thậm chí tán tỉnh người yêu như thế nào khi bạn không có Face, Zalo, ko Grab mà cũng chẳng thương mại điện tử.

Đương nhiên sẽ có một vài chính trị gia hay doanh nhân hàng đầu, xin nhấn mạnh là TOP, họ chọn cách sống ẩn dật với kỷ nguyên số.

Bởi vì, hệ thống phụ thuộc vào họ. Và ít ra cho tới lúc này họ vẫn đang điều hành tốt hệ thống và hệ thống vẫn cần họ nên chấp nhận lối sống ẩn dật đó. Còn bạn, bạn là ai trong kỷ nguyên số?

Cuối cùng, những nội dung trên là quan điểm cá nhân của tôi, nó không chính thức và không phải quan điểm của vị trí công việc hay tổ chức của tôi.

Nên xin các bạn phóng viên nếu có vô tình đọc được thì biết cho vui chứ đừng trích dẫn!

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo là cựu trưởng khoa Tài Chính – Đại học Kinh tế TPHCM (UEH).

Bài phản biện 1: Trích từ bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân



Pi (Pi Network) đang được nhiều người “đào” trên smartphone chưa phải là tiền điện tử.

Nếu nó đã thành tiền rồi thì bạn không còn cơ hội.

Gọi là “đào” là do quán tính từ việc đào Bitcoin, còn việc gia nhập Pi Network không phải đào bới gì cả mà mỗi ngày bạn được tặng một số Pi mà không mất tiền nong công sức gì.

Những người tạo ra hệ thống hứa hẹn Pi sẽ được mã hóa thành tiền để có thể giao dịch nhưng không bảo đảm chắc chắn.

Pi có thể thành công biến thành tiền, nếu không thành tiền thì cũng là một game vui vẻ, người chơi chẳng mất một thứ gì.

Nhưng chính sự không cam kết chắc chắn này khiến cho ta tin được khi nhìn thấy hệ thống vận hành.

Giờ đây mỗi người tham gia sẽ được một phần thưởng, tùy nỗ lực và công sức, sẽ được tặng một số Pi khác nhau, trước mắt chỉ để “đếm” cho vui chớ chẳng để làm gì.

Nhưng khi cộng đồng đủ lớn, thứ chỉ dùng để “đếm” kia sẽ trở thành phương tiện giao dịch, đó chính là tiền.

Trở lại nguyên lý tiền là gì?

Đầu tiên nó cái vỏ sò thay mặt cho buồng chuối mang đi đổi một con gà, người có vỏ sò có thể mua được cả gà lẫn chuối. Lúc đó xuất hiện một số người cất công đi kiếm vỏ sò.

Khi vỏ sò nhiều quá, sẽ thành lạm phát, nhân loại cất công đi tìm thứ khác, cuối cùng vào thời chưa có công nghệ thông tin là đào vàng (mà giá trị vẫn trường tồn cho đến ngày nay).

Người thiết lập hệ thống không cam kết chắc chắn nó sẽ trở thành tiền, bởi vì nó có sẽ thành tiền hay không còn phụ thuộc vào những thành viên tham gia.



Pi Network là hệ thống lừa đảo?

Hỏi nó lừa đảo thì người chơi sẽ mất cái gì, họ nói người chơi lộ hết thông tin cá nhân để cho Pi Network dùng cho hoạt động quảng cáo hoặc bán cho ai đó.

Có 3 lý do để bác bỏ lời buộc tội này:

#1- Bạn có còn thông tin gì để mất nữa không khi bạn đã tham gia Facebook, Google, mở tài khoản ngân hàng, mua hàng online, mua nhà, mua đất, mua xe?

Đó là chưa kể cái con trí tuệ nhân tạo có mặt khắp nơi, không có cái gì từ bạn mà nó không biết. Tất cả chúng ta đều đã “mất trinh”, mất rồi mà còn “giữ trinh” là vô nghĩa.

#2- Có bằng chứng cho thấy, Pi Network không quản lý thông tin cá nhân của bạn, vì họ phải xác minh sự chính danh của bạn qua một bên thứ ba.

#3– Một hệ thống mà dùng được để đưa thông tin quảng cáo lên thì các thành viên của hệ thống đó nhất định phải được lợi ích gì đó, nếu không lợi ích gì thì nó sẽ nhanh chóng bị tan rã.

Điều đó chỉ chứng tỏ Pi Network là hữu ích.

Việc cung cấp thông tin cho Pi Network chỉ nhằm một mục đích: Bạn phải là người thật và chỉ sử dụng một tài khoản duy nhất.

Bởi vậy không thể có quá một tài khoản để biến thành tài khoản “ảo” trên Pi Network giống như đăng ký tham gia các mạng xã hội.

Pi không dựa vào công nghệ Blockchain?



Sự công kích này là ngụy biện.

Trước hết phải hiểu Blockchain là gì, điều này bạn có thể tự tìm hiểu kỹ trên mạng.

Nó đại khái giống như một cuốn sổ cái lưu giữ và truyền tải hệ thống các chuổi dữ liệu (khối thông tin) được mã hóa.

Các khối thông tin này vận hành trong hệ thống nhưng chỉ được kiểm soát bởi một bên duy nhất, tuyệt đối được bảo mật, không ai có thể can thiệp làm sai lệch được.

Blockchain tạo sự phân tán đồng đẳng phi tập trung, thoát khỏi sự kiểm soát thao túng của bất kỳ trung tâm quyền lực nào.

Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đều dựa vào Blockchain.

Pi có dựa trên Blockchain hay không?

Chắc chắn là có, nhưng phải có giao dịch thì hệ thống này mới được kích hoạt.

Pi hiện nay chưa phải là tiền điện tử mã hóa nên blockchain chưa được kích hoạt là đương nhiên, nhưng không thể nói khi trở thành tiền nó không dựa vào blockchain.

Nói Pi là “tiền ảo đa cấp” thì thật là hồ đồ

Trước hết Pi chưa phải là tiền và khi trở thành tiền nó là tiền điện tử mã hóa chứ không phải “ảo”.

Đa cấp là cơ chế hình chóp, người vào trước ở trên sẽ nhận hoa hồng từ tất cả những người đến sau rộng dần bên dưới.

Pi Network không phải cơ chế đa cấp, vì F0 chỉ nhận “phần thưởng” duy nhất từ F1 và F1 sẽ trở thành F0 để nhận “phần thưởng” duy nhất từ người tiếp theo, mọi người tham gia đều bình đẳng.

Pi không giới hạn nguồn cung?

Nếu Pi trở thành tiền thì nó có mất giá theo thời gian hay không, khi không có giới hạn nguồn cung như Bitcoin?

Nó vẫn giới hạn nguồn cung, bằng chứng là khi số người tham gia đông, lên gấp 10 lần thì “phần thưởng” sẽ giảm xuống một nửa và dự kiến lên đến 1 tỷ người thì phần thưởng sẽ còn bằng 0.



Nhưng nhiều tin tức cho thấy sự bằng 0 sẽ không phải chờ đến lúc ấy, dự kiến có thể là đến cuối năm nay.

Chẳng ai có thể biết vàng trong thiên nhiên có giới hạn là bao nhiêu, người ta từng lấy vàng làm bản vị tiền tệ trên sự ước đoán tốc độ khai thác.

Cái hay của Pi, nếu trở thành tiền tệ, sẽ là sự mô phỏng nguồn cung của vàng, sự giới hạn của nguồn cung này không phải là sự định trước như nguồn cung Bicoin mà sẽ là sự đồng thuận vô hình của các cá nhân tự do tham gia cộng đồng.

Không nên so sánh Pi với Bitcoin

Pi không ra đời để cạnh tranh với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Pi không phải là nơi có cơ hội giàu nhanh như nhiều người giàu nhanh từ Bitcoin.



Những người tạo ra Pi nói, nếu bạn muốn giàu nhanh thì nên chọn nơi khác, Pi không đáp ứng được tham vọng này.

Bitcoin có thể đầu cơ, có thể bị thao túng giá, còn Pi sẽ được vận hành trên một hệ thống khắc phục được nguy cơ này.

Trên bất kỳ loại thị trường nào, bạn cũng không thể đầu cơ nếu tài sản được phân tán rộng rãi mà bạn không thể biết số lượng được nơi nào nắm giữ và nắm giữ bao nhiêu.

Hệ thống của Pi được thiết lập theo hướng đó.

Tham gia vào hệ thống của Pi, bạn không thể giàu nhanh, nhưng bạn sẽ kiếm được tiền bằng sự đóng góp công sức vào sự phát triển của hệ thống.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results