TÚ Ú CHIA SẺ

Chia sẻ kiến thức về digital marketing: seo, thiết kế web, quảng cáo, game, đào coin...Nói chung là những thứ Tú thích là Tú đăng !

TÌM KIẾM

Tuesday, January 19, 2021

TOPIC PHÒNG TRÁNH CAMERA ẨN



(Bài viết được tổng hợp từ comments ở Topic trong group K cẩm)

1. Kéo rèm cửa, tắt hết đèn trong phòng. Nhắm mắt tầm 5s và để mắt quen với bóng tối sau đó nhìn vào những nơi bạn nghi ngờ. Nếu có camera nó sẽ có ánh đèn màu đỏ nho nhỏ phát tia ra. Đó là những loại camera quay lén bình thường. Còn những loại xịn hơn thì bên dưới sẽ có cách khác. 

2. Camera có thể được giấu sau những tấm kính trong phòng ngủ. Dùng đầu ngón tay kê vào vuông góc mặt kính, nếu hình ảnh phản chiếu có khoảng cách với đầu móng tay thì là kính bình thường. Còn nếu đầu móng tay mà chạm sát vào với ảnh phản chiếu thì 95% kính đó là kính một chiều và có khả năng có camera giấu đằng sau. 

3. Các camera quay lén thường kết nối vào mạng Wi-Fi để truyền đi các nội dung đang quay được, do vậy việc quét và kiểm tra xem có camera nào đang kết nối vào mạng Wi-Fi hiện tại của khách sạn hay không thể xem là một giải pháp để xác định sự tồn tại của camera quay lén.

Để thực hiện điều này, bạn có thể nhờ đến ứng dụng có tên gọi Fing. Đây là ứng dụng miễn phí, sẽ giúp liệt kê đầy đủ các thiết bị đang kết nối vào mạng Wi-Fi mà smartphone bạn đang sử dụng, tại đây ứng dụng sẽ liệt kê rõ có camera nào đang kết nối vào mạng Wi-Fi hay không.

4. Nếu phát hiện thấy có camera giám sát khả nghi xuất hiện trong ứng dụng Fing, bước tiếp theo bạn có thể nhờ đến một ứng dụng có tên gọi Hidden Camera Detector. Đây là ứng dụng với tính năng quét các vị trí khả nghi để tìm hiểu xem có camera giấu kín hay không.

Download ứng dụng miễn phí tương thích Android 5.0 trở lên. Hidden Camera Detector sẽ sử dụng cảm biến từ tính trên smartphone để xác định vị trí của camera giấu kín. Người dùng có thể đưa smartphone đến gần các vị trí khả nghi trong phòng khách sạn, như lọ hoa, gương thay đồ, góc tường, góc tủ... cảm biến từ tính trên smartphone sẽ phát ra tiếng “bíp” nếu phát hiện từ tính phát ra từ camera giấu kín.

(chia sẻ từ bạn Phuong Phuong)
•App 몰래카메라 탐지기 của Hàn có thể scan vị trí của camera ẩn (tải app và scan vị trí mà bạn cần kiểm tra

•vô phòng tắt hết đèn làm cho phòng tối nhất có thể sau đó dùng đt mở phần chụp ảnh quét hết các ngóc ngách nếu như thấy có ánh sáng lạ chỗ nào là chỗ đó có camera ẩn. Vì có nhiều camera có thể quay trong bóng tối được 

•nếu mở wifi lên mà có một wifi tên dài mà như một mã có chữ có số vô nghĩa thì là camera ẩn
•Nếu qua đêm ở khách sạn thì nên Đặc biệt chú ý những vật bất thường được đặt xung quanh phòng ngủ hay phòng tắm như bật lửa, bình hoa, hộp sáp thơm hay là chậu hoa cạnh giường. Mấy chỗ đó thường có camera nhiều.

• Dí ngón tay vào gương, nếu móng tay của mình với hình ảnh móng tay trong gương chạm sát vào nhau là gương 2 chiều, còn giữa hai móng có khoảng cách thì là gương 1 chiều. Gương 2 chiều nghĩa là người ở phòng bên cạnh có thể thấy mình nhưng mình thì không. 

•. Đứng trong phòng gọi điện thoại mà không có sóng/ nhiễu sóng -> camera ẩn.

•. Các camera ẩn thường được kết nối vào Wifi để truyền đi các nội dung quay được, vậy nên các bạn có thể tải app Fing để hiển thị danh sách các thiết bị đang kết nối vào Wifi. Nó sẽ liệt kê rõ có camera nào đang kết nối vào Wifi hay không.

•. Nếu tìm ra camera ẩn thì có thể dùng tiếp app Hidden Camera Detector để chắc chắn hơn. Đó là ứng dụng quét các vị trí khả nghi để tìm camera ẩn. Khi dùng thì ta nên đưa đt đến gần các vị trí khả nghi mà mình đã nêu trên, nếu phát ra tiếng “BÍP” -> có camera ẩn.

•khi đi các nhà vệ sinh công cộng thì nên đeo khẩu trang, đội mũ và che chắn thật kĩ để nhỡ mà trường hợp xấu nhất xảy ra thì ít nhất danh tính của mình cũng vẫn được bảo vệ nhé.
(từ bạn: Trần Vũ Yến Vy)

Hãy chia sẻ những mẹo bạn biết cùng mọi người nhé #ONVTB

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Popular Posts

Wikipedia

Search results